Hội chợ triển lãm Osaka thời Chiêu Hòa

Hội chợ triển lãm Osaka năm Chiêu Hòa thứ 45 (năm 1972).
Cậu bé Yasunari khi đó là học sinh lớp 10 trường cấp 3 Hibiya.
Tôi không còn nhớ đồng phục học sinh nam có hợp với tôi không nữa.
Kỳ nghỉ hè năm đó, gia đình tôi đã đi xem hội chợ triển lãm.
Cậu bé Yasunari mang theo chiếc vali của 007 đang thịnh hành thời đó.
Đi bằng tàu siêu tốc Shinkansen.
Về bằng máy bay.
Cả 2 đều là lần đầu tiên.
Đến Osaka cũng là lần đầu tiên.
Nhờ có người bạn trong giới tài chính, bệnh nhân là người có sức ảnh hưởng ở vùng Kansai của bố tôi mà gia đình tôi được đón từ ga Osaka, một chuyến đi vui vẻ, được đón tiếp nồng hậu.
Lần đầu tiên qua đêm cùng gia đình trong căn phòng cao cấp.
Vừa thưởng thức món bò bít tết Teppanyaki ( nướng áp chảo trên tấm kim loại dày bằng gang hoặc thép) vừa ngắm khung cảnh đêm Kobe.
Cho đến giờ tôi vẫn nghĩ món thịt vừa ăn vừa ngắm cảnh đêm khi đó là bữa ăn ngon nhất trong cuộc đời.
Mỗi hội trường triển lãm đều có thư giới thiệu và có thể vào bằng cửa sau.
Tôi đã nghĩ nghề bác sĩ quả là nghề nhận được nhiều ân huệ.
Trên chuyến bay về nhà, tôi căng thẳng đến mức không thể nhìn khung cảnh từ cửa sổ nên đã đóng cửa sổ và đọc sách.
Hơn nữa, tôi đã vạch ra ranh giới.
Nhìn xuống mặt đất bên dưới làm tôi sợ hãi.
Tôi nghĩ bố tôi đã nhìn thấu điều này và nổi giận.
Tôi chỉ còn nhớ rằng cuốn sách có màu tím, đã bỏ bìa sách ra, nhưng không nhớ tên tác giả.
Tôi chỉ muốn che giấu nỗi sợ trên máy bay của mình.
Tôi từng là một đứa trẻ nhát gan.
Sau đó, đã bao nhiêu lần tôi đi tàu siêu tốc và máy bay tới Osaka nhỉ.
Hội trường tổ chức triển lãm sau này trở thành Bảo tàng dân tộc học quốc gia.
Tôi thích thiết kế Metabolism của kiến trúc sư Kisho Kurokawa.
Thời hai mấy tuổi, năm nào tôi đã đến bảo tàng đó.
Giáo sư Tadao Umesao, giáo sư văn hóa dân gian học tại Đại học Kyoto là giám đốc đầu tiên.
Từ thời học cấp 3, tôi đã là độc giả trung thành của cuốn “Công nghệ sản xuất tri thức” -nhà xuất bản Iwanami Shinsho của giáo sư Tadao Umesao, và tôi là người thực hành “thẻ thông tin kiểu đại học Kyoto” được giới thiệu trong đó.
Nhưng mà không còn sót lại một tấm thẻ B6 nào mà tôi dùng ghi chép lại quá trình sản xuất trí tuệ của tôi thời đó.
Tôi đã từ bỏ việc trở thành một học giả hay một nhà phê bình.
Thế nhưng nhờ vậy mà việc đọc sách trở nên thoải mái hơn.
Không chỉ mỗi rạp chiếu phim, tôi đã bắt đầu đến các phòng trưng bày nghệ thuật và viện bảo tàng,.
Từ hôm nay tôi sẽ đi Osaka.
Để tham dự một hội thảo sau một thời gian dài.
Trong hội thảo vào giờ trưa do Koyama G tài trợ, có thể gặp gỡ nhiều bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng của Koyama G.
Tôi sẽ không đọc sách nữa mà chỉ thưởng thức phong cảnh ngoài cửa sổ trên đường đến Osaka.
Nếu tôi sắp xếp việc đến Bảo tàng dân tộc học quốc gia vào lịch trình của mình thì tốt nhỉ.
Tôi đã làm mất thẻ thành viên bảo tàng từ lâu rồi.
Dù sao thì cậu bé Yasunari cũng chóng chán.
Tôi nhớ ra là ở Osaka, món oden được gọi là “Kanto-taki” hoặc “Kanto-ni”
Cá voi còn được gọi là “Saezuri”.
Tôi bị cuốn hút bởi những tùy bút của Takeshi Kaiko nên đã cố đi ăn oden ở khu Minami.
Nhiệt huyết thời ấy giờ đã không còn nữa.
Lần tới sẽ ăn gì ở Osaka nhỉ?
Phải tham khảo ý kiến người đi cùng, người cùng chung sở thích với tôi.

Nồng độ Oxy trong máu 98・98・99
Nhiệt độ cơ thể 36.6 Đường huyết 188
Kanto-taki ( Oden) của khu Minami Đại diện Koyama Yasunari