Chịu thua lạm phát

Phúc lợi y tế là một ngành dịch vụ ít bị chịu ảnh hưởng bởi giảm phát và suy thoái kinh tế vì có bảo hiểm y tế và chăm sóc điều dưỡng với đơn giá ổn định.
Nhưng Nhật Bản đang theo hướng lạm phát, và mọi thứ đều tăng giá.
Chi phí nhân công chiếm 2 phần 3 chi phí. Đầu tiên là chi phí nhân công tăng.
Tiền lương tăng lên là điều tốt, nhưng với tình hình kinh doanh thua lỗ thì sẽ không kéo dài mãi.
Tiền điện cũng tăng, với những cơ sở quy mô lớn thì tiền điện tăng theo đơn vị 10 triệu yên.
Tiền lương thực, thực phẩm cũng tăng.
Thật tốt nếu đơn giá bảo hiểm y tế và chăm sóc điều dưỡng có thay đổi theo vật giá, nhưng thực tế không phải vậy.
Giống với tiền lương hưu, không theo sự thay đổi của vật giá.
Ngoài ra, nhờ có khoản vay hỗ trợ mùa dịch Covid mà doanh nghiệp có dòng tiền, nhưng cuối cùng thì vẫn phải trả lại.
Có thể các bạn nghĩ rằng tất cả các ngành khác cũng đều như vậy cả, nhưng ngành của chúng tôi không có sự tự do trong việc thiết lập giá cả hay bố trí nhân sự.
Gần giống với giáo dục bắt buộc.
Trường tư thục thì có thể tăng học phí.
Tuy nhiên, trong ngành phúc lợi y tế thì không như vậy.
Không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dựa vào tiền trợ cấp của chính quyền, nhưng chắc chắn chính phủ sẽ cắt giảm chi phí chăm sóc y tế điều dưỡng trong cuộc cải cách toàn diện về y tế và phúc lợi vào mùa xuân tới do hạn chế chi tiêu tài chính.
Về y tế thì ở các thành phố, những người giàu có thể tự chi trả chi phí khám chữa bệnh.
Không phải là không có phòng khám nha khoa ở khu vực Ginza khám chữa bệnh mà được bảo hiểm y tế chi trả hay sao?
Y tế thì cũng chủ yếu là tự chi trả chi phí khám chữa bệnh.
Trong ngành y tế, về căn bản các công ty tư nhân hầu như không có quyền tự do quyết định trong quản lý.
Về phía người dân, tất cả mọi người đều được hưởng các dịch vụ một cách bình đẳng, giống như nhau là tốt, nhưng từ nay trở đi, các doanh nghiệp tư nhân sẽ khó duy trì kinh doanh.
Tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa có nghĩa là số lượng trẻ em và người cao tuổi ngày càng giảm.
Số lượng người cao tuổi sẽ giảm trong tương lai.
Trong ngành này cũng không thể tái cơ cấu, nên cuối cùng sẽ xuất hiện các công ty đóng cửa, phá sản.
Không phải là số lượng bệnh viện, nhà thuốc bán theo đơn, trường mầm non cũng giảm một nửa trong 10 năm hay sao.
Không tránh khỏi việc lo lắng cho 10 năm tới.
Sự thay đổi trong ngành, đó là điều đương nhiên, không thể tránh khỏi.
Dù công ty phá sản thì cơ sở sẽ vẫn còn.
Chủ doanh nghiệp phá sản, thì sẽ có người kinh doanh khác tới.
Điều phải được bảo vệ đến cùng là nơi làm việc và cuộc sống của những nhân viên y tế phúc lợi chuyên nghiệp.
Nếu là để trả lương, thì tôi nghĩ mở rộng phạm vi ngành nghề là được.
Đại lý bất động sản, nhà thầu xây dựng hay công ty bảo hiểm có liên quan đến việc kinh doanh viện dưỡng lão.
Nếu như vậy thì Koyama G cũng có khả năng phát triển về mảng công việc xây dựng, thiết kế, bảo hiểm, cho thuê nhỉ.
Thực ra tôi muốn thử làm nông nghiệp như một mô hình chăm sóc kết hợp với nông trại.
Tôi đã mua sẵn ruộng.
Xây dựng một viện dưỡng lão ở trang trại rượu vang.
À không, viện dưỡng lão có nhà máy rượu vang và tự làm rượu vang.
Hiện tại, trên tầng thượng ở Ginza, chúng tôi đang trồng khoai và sản xuất rượu shochu.
Nằm trong dự án ong mật Ginza.
Có thể tự làm tất cả.
Tự sản xuất, tự tiêu dùng.
Nông trại theo hình thức tự sản tự tiêu là điều lý tưởng.
Có thể là chẳng mấy chốc sẽ xuất hiện ngôi làng chăm sóc, điều dưỡng và chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Có lẽ là trong tương lai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị đào thải, và sau khi hợp nhất, tái cơ cấu thì chỉ còn lại các doanh nghiệp quy mô lớn.
Tất cả các ngành công nghiệp sẽ cùng một số phận.
Nếu trở nên như vậy, ít nhất thì tôi muốn trở thành người kinh doanh tiếp tục tồn tại hơn là bị sáp nhập.
Để đảm bảo được vị trí của các nhân viên.
Người kinh doanh, quản lý sẽ như thế nào nhỉ?
Tới lúc đó, tôi sẽ vào bệnh viện với tư cách là bệnh nhân hay là vào viện dưỡng lão với tư cách là người sinh sống, sử dụng dịch vụ trong viện nhỉ.
Giả sử như lúc đó tôi còn sống.

Nồng độ Oxy trong máu 97・99・99
Nhiệt độ cơ thể 36,6 Đường huyết 200
Người quản lý bất tử Đại diện Koyama Yasunari