Chu kỳ mô hình kinh doanh
Năm nay Koyama Group sẽ kỷ niệm 40 năm thành lập khi bệnh viện cấp cứu ở Ginza được xây dựng lại.
Từ y tế cho đến chăm sóc điều dưỡng.
Kể từ bây giờ, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế hỗ trợ chăm sóc điều dưỡng thông qua điều trị y tế trực tuyến tại các viện dưỡng lão đặc biệt.
Từ Ginza cho đến các khu vực miền núi và khu vực ít dân cư.
Trong 10 năm qua, chúng tôi đã phát triển các viện dưỡng lão đặc biệt ở khu vực thủ đô Tokyo.
Từ cơ sở nhỏ đến cơ sở lớn.
Từ lúc có nhiều nhà tập thể và dịch vụ theo ngày ở nông thôn cho đến phát triển những viện dưỡng lão với mô hình lớn lên đến 100 giường ở thành thị.
Một viện dưỡng lão phức hợp có đến 200 giường.
Nói cách khác, là sự liên kết giữa hệ thống nhà ở, viện dưỡng lão, bệnh viện và các dịch vụ.
Từ thành thị cho đến nông thôn,
Mọi hệ thống cơ sở vật chất đều được phát triển theo chính sách 40 năm của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Theo kinh nghiệm của tôi, tất cả các mô hình kinh doanh đều mang tính chu kỳ được đúc kết từ lịch sử thăng trầm mà tôi đã trải qua ở Ginza.
Đặc điểm của Ginza là không chỉ có những cửa hàng bán đồ xa xỉ.
Mà cũng có các cửa hàng McDonald’s, Yoshinoya, Uniqlo, Workman, cửa hàng 100 yên.
Các thương hiệu giá rẻ trở nên đột phá từ khi họ mở một cửa hàng giống như phòng trưng bày ở Ginza.
Liệu nó có khiến cho giá trị Ginza thấp đi.
Tôi không nghĩ vậy.
Có thể nói nó ra đời cùng với xu thế của thời đại, hay nền kinh tế giảm phát của thời đại.
Tôi cảm thấy rằng Ginza là nơi thổi làn gió thời đại tới khắp Nhật Bản.
Giống như Kyoto và Asakusa, không bao giờ thành lói mòn.
Luôn luôn làm mới.
Các nha khoa chấp nhận chi trả bằng bả hiểm đã đần mất đi chỉ còn lại những phòng khám tư cao cấp.
Ở Ginza toàn là các phòng khám tư nhân, nhưng thời thế thay đổi cùng với ảnh hưởng từ corona thì các phòng khám ấy sẽ dần phải đóng cửa.
Cũng có rất nhiều nhà thuốc nhưng từ giờ cũng sẽ giảm một nửa.
Tôi nghĩ rằng một ngành tăng trưởng ổn định sẽ trở nên phát triển một cách mạnh mẽ.
Những năm 1940 dường như là một bước ngoặt lớn trong xã hội thời hậu chiến.
Tôi đang nghĩ đến việc chấp nhận cách sống phù hợp với thời đại đó.
Đừng đi ngược lại với các chính sách.
Mà hãy căng buồm, đón gió và tiến về phía trước.
Đó mới là Koyama Group.