Khả năng lãnh đạo trong lúc khẩn cấp
Những thành viên trong nhóm tiên phong đến bán đảo Noto cứu trợ phục hồi đã quay về.
Nhóm thứ 2 dự định sẽ đến bán đảo vào tuần tới bằng những chiếc xe KERT đặc biệt chở hàng đông lạnh, có chứa 300 suất ăn đông lạnh.
Trưởng nhóm tiên phong là trưởng khoa khám chữa bệnh của bệnh viện Ginza.
Nghe cuộc gọi báo cáo sau khi trở về nhà của anh ấy thì dường như anh ấy cảm thấy nhẹ nhõm, và cảm giác đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Anh ấy không chỉ tới nơi sơ tán lánh nạn, mà còn tới chào hỏi ngân hàng, cơ quan hành chính và nhiều nơi khác.
Không chỉ có nắm bắt tình hình khu vực mà còn đang bắt đầu tạo mạng lưới để xây dựng hệ thống hỗ trợ phục hồi trong 3 năm tới.
Câu chuyện ở ngân hàng rất ấn tượng.
Người dân kéo vào ngân hàng nhưng không phải để rút tiền mà là để gửi số tiền cất trong tủ vào ngân hàng.
Có lẽ họ lo lắng về vấn đề trộm cắp.
Các cửa hàng trong vùng chịu thảm họa đã không còn hàng hóa, và không còn cửa hàng nào để có thể sử dụng tiền.
Không có gì sai khi nói khu vực chịu thiên tai là phi chủ nghĩa tư bản.
Đó là biểu hiện của xã hội theo xã hội chủ nghĩa mới.
Những đồ cần thiết không dùng tiền mua mà được cung cấp thì có phải là chủ nghĩa cộng sản không nhỉ?
Những người hỗ trợ phục hồi của tư nhân từ bên ngoài vào đang trong tình trạng di chuyển mỗi chiều mất 2 tiếng đồng hồ từ nơi trọ lại của họ bằng xe ô tô thuê.
Từ giờ trở đi, việc đến phi đến bằng xe cắm trại sẽ trở thành điều đương nhiên.
Một chuyện nữa khiến tôi băn khoăn là có vẻ mạng lưới liên lạc của chính quyền ở Noto vẫn còn bất cập.
Một bác sĩ thuộc DMAT (Đội cứu trợ y tế trong thiên tai) đã đi tới cứu trợ nói như vậy.
Ở Nhật Bản, mọi việc đều theo hệ thống phân chia theo chiều dọc.
Nếu báo cáo từ nơi trực tiếp, từ phía dưới không được đưa lên, thì chỉ thị từ phía trên sẽ chậm trễ.
Làm việc theo nhóm ở nơi trực tiếp làm việc và khả năng lãnh đạo từ cấp trên.
Tôi nghĩ sẽ thật tốt nếu có thêm các thông tin được thông báo từ văn phòng thủ tướng và văn phòng tỉnh trưởng.
Những chiến sĩ ở nơi trực tiếp chiến đấu đang gặp khó khăn.
Tóm lại, nếu đường đi và nước sinh hoạt không được phục hồi thì sự hỗ trợ không thể vươn tới.
Tại sao trong cứu trợ ban đầu lại không thể sử dụng phương tiện vận tải quy mô lớn từ đường hàng không hoặc đường biển?
Lần này hình như chỉ có lục quân hoạt động.
Thông thường người ta sẽ nghĩ về chiến lược bộ ba lục quân, hải quân, không quân.
Tôi hiểu Lực lượng phòng vệ là để phòng vệ quốc gia, và việc phục hồi sau thảm họa là chuyện tiếp theo.
Nhưng cũng vì quốc phòng mà tôi mong muốn tổ chức đội kỹ sư sửa chữa, xây dựng đường và cơ sở hạ tầng.
Tôi nghĩ trung tâm sơ tán lánh nạn là doanh trại ở nơi trực tiếp chiến đấu.
Chỉ với sức người của các tình nguyện viên, thì sẽ chỉ hao mòn sức lực.
Địa hình của bán đảo rất khác so với trận động đất phía đông Nhật Bản.
Điều đó cho dù không chờ báo cáo điều tra từ chính quyền hay Lực lượng phòng vệ thì có lẽ vẫn biết được.
Ngay cả khi không có thông tin hay báo cáo từ hiện trường, khả năng lãnh đạo chính là chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất và điều động tổ chức sẵn sàng cho điều đó.
Việc kinh doanh cũng giống như vậy.
Tôi dự đoán trước về trận động đất lớn sẽ xảy ra trong thị trường chăm sóc y tế, điều dưỡng.
Tôi cầu nguyện rằng điều này sẽ không xảy ra, nhưng tôi sẽ thay đổi hệ thống kinh doanh của Koyama G với tiền đề điều đó sẽ xảy ra.
Y tế, chăm sóc điều dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em rõ ràng đã bước vào giai đoạn đi xuống dốc.
Khi leo núi, hãy giao cho thành viên thứ 2 dẫn đầu, để đội trưởng đảm nhiệm vị trí cuối hàng.
Tuy nhiên, khi xuống dốc vào lúc không nhìn rõ đường do tuyết hay sương mù thì đội trưởng giàu kinh nghiệm sẽ dẫn đầu.
Đó là những điều tôi đã được dạy, nhưng tôi nghĩ nó vận dụng cho khả năng lãnh đạo ở tất cả mọi việc.
Đường huyết 167 Có vẻ cuối cùng thì cơ thể đã trở lại bình thường.
Chiến thuật không thể vượt qua chiến lược Nhà chiến lược
Đại diện Koyama G Koyama Yasunari