Nới lỏng quy chế

Tình trạng thiếu nhân lực đang trở thành vấn đề của tất cả các nơi làm việc.
Đặc biệt là trong nơi làm việc trực tiếp của ngành dịch vụ.
Cả y tế và chăm sóc điều dưỡng đều không thể xoay sở bằng cách cơ khí hóa.
Lần này, việc phân bổ chủ nhiệm của chuyên viên hỗ trợ điều dưỡng chăm sóc tại trung tâm tư vấn và hỗ trợ cuộc sống, sức khỏe cho người cao tuổi trong khu vực sẽ được nới lỏng.
Chỉ mỗi chủ nhiệm của chuyên viên hỗ trợ điều dưỡng chăm sóc thôi.
Tôi nghĩ trên thực tế có nhiều ngành nghề cần được nới lỏng số người quy định trong việc phân bổ nhân sự có trình độ chuyên môn.
Hiện nay, giám đốc trung tâm y tế và giám đốc cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi phải là bác sĩ.
Có phải là trong việc đối phó với Covid, chính bởi vì là bác sĩ nên các bác sĩ giám đốc trung tâm y tế đã quá thận trọng không nhỉ?
Mặt khác, có phải là đối với công chức hành chính, sẽ tốt hơn nếu có người am hiểu về các vấn đề trong khu vực và luật hành chính hơn là giấy phép hành nghề y phải không?
Ban đầu, có dự thảo công nhận không chỉ riêng bác sĩ mà cả y tá cũng có thể làm giám đốc cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, nhưng hiện tại vẫn chưa được thông qua.
Tình trạng hiện tại là ở khu vực nông thôn và vùng dân cư thưa thớt, khó có thể đảm bảo dù chỉ là một bác sĩ.
Các cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi đơn lẻ, không liên kết, tích hợp với bệnh viện địa phương sẽ trở nên không thể tiếp tục tồn tại do thiếu bác sĩ.
Tôi nghĩ các y tá hay dược sĩ trong khu vực cũng tốt.
Nhất là dược sĩ phải học hệ đại học 6 năm.
Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để công nhận chuyên môn.
Tôi mong muốn hãy xem xét phương án phân bổ một y tá và một dược sĩ thay vì một bác sĩ làm giám đốc cơ sở.
Nếu bác sĩ được phân bổ vào cơ sở chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi thì nên gọi là viện trưởng chứ không phải giám đốc cơ sở.
Có lẽ chính quyền đã ưu tiên phân biệt giữa cơ sở bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng và cơ sở bảo hiểm y tế, nhưng điều này cũng chỉ là sự thuận tiện cho chính quyền.
Tôi mong muốn chính quyền suy xét lại và ưu tiên cho những người làm việc ở nơi làm việc trực tiếp với bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ.
Cũng có một số bác sĩ có sự câu nệ với cách gọi này.
Nếu là bác sĩ ở trung tâm y tế thì gọi là viện trưởng.
Ngoài ra, về việc phân bổ y tá tại bệnh viện, nếu cho phép chuyên viên chăm sóc có thể thay mặt đảm nhận một số nhiệm vụ thì thế nào nhỉ?
Trước đây, ở bệnh viện có người hỗ trợ công việc giấy tờ được gọi là phụ tá điều dưỡng.
Không cần thiết tất cả công việc ở khoa đều do y tá thực hiện.
Trong công việc của y tá trong khoa, công việc giấy tờ chiếm tỷ lệ lớn.
Sự thật là cũng có nhiều y tá thích công việc văn phòng ở trạm y tế.
Nhưng tôi mong muốn những người có bằng cấp chuyên môn chuyên tâm vào công việc mà chỉ khi có được bằng cấp chuyên môn đó mới làm được.
Việc nới lỏng số lượng bằng cấp quy định và yêu cầu về bằng cấp chuyên môn là điều cần thiết, và tôi nghĩ điều đó không hề sai với hiện trạng ở nơi làm việc trực tiếp.
Chế độ hiện tại ưu tiên y tá tại bệnh viện đa khoa và bác sĩ tại phòng khám.
Trong thời đại chăm sóc điều dưỡng, y tế có tính đa dạng này, chúng ta nên xem xét về bản chất nghề nghiệp của mình.
Tôi hiều rằng sẽ không thể nhận được sự đồng ý từ hiệp hội bác sĩ và hiệp hội y tá.
Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ có những người làm việc ở nơi làm việc trực tiếp đồng ý với tôi.
Có phải là sự lo âu không cần thiết của tôi không nhỉ?
Có phải là tự mãn không nhỉ?
Với tư cách là người kinh doanh dịch vụ y tế thì có vô trách nhiệm không nhỉ?
Tôi muốn nghe ý kiến của các chuyên gia.

Nồng độ Oxy trong máu 96・97・98
Nhiệt độ cơ thể 36.4 Đường huyết 136
Là vị vua trong câu chuyện “Bộ quần áo mới của Hoàng đế” hay người quản lý cao ngạo?
Đại diện Koyama Yasunari