Người chịu trách nhiệm chăm sóc toàn diện trong khu vực

Lắng nghe chủ trương của những ứng cử viên trong các cuộc bầu cử gần đây, tôi có cảm giác có vẻ như ngày càng ít người hiểu biết về phúc lợi y tế.
Dù chính phủ quyết định chính sách thì hầu hết việc thực hiện đều ở chính quyền địa phương và doanh nghiệp tư nhân.
Mặc dù chính phủ đã thiết lập một cách chi tiết cho hệ thống, nhưng tôi nghĩ việc chính quyền địa phương sử dụng thuần thục, hiệu quả một hệ thống như chế tác thủy tinh về tính thực tế là không thể.
Về mặt tài chính, người ta cũng dự đoán rằng sẽ có chính quyền địa phương sụp đổ.
Trong hệ thống hiện tại không có người hỗ trợ nơi chăm sóc, điều trị trực tiếp.
Và trong chính quyền địa phương không có chuyên gia.
Toàn những điều không có, nhưng người dân chỉ toàn trách rằng nếu họ kêu lên những bất mãn thì chính phủ sẽ làm gì đó cho họ, sẽ phải có biện pháp giải quyết.
Tôi nghĩ đã đạt đến giới hạn trong việc thắt chặt các quy định và thực hiện ở doanh nghiệp tư nhân.
Có lẽ tỷ lệ sinh giảm cũng là do khó khăn về mặt kinh tế trong việc nuôi dạy và giáo dục trẻ em.
Tôi cảm thấy ý tưởng chăm sóc toàn diện trong khu vực (hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc, phúc lợi thích hợp để đảm bảo sức khỏe, an tâm trong sinh hoạt cho người cao tuổi trong khu vực) khó có thể trở thành hiện thực.
Phân chia các dịch vụ một cách chặt chẽ, rồi lại bảo hãy hợp tác với nhau.
Thực tế là việc hợp tác và kết nối cần phải có thông tin và tiền bạc.
Kết nối thì cần phải có thông tin.
Hợp tác thì cần có người am hiểu và giàu kinh nghiệm.
Người ta cho rằng các công ty cung cấp dịch vụ chỉ cần chuyên tâm vào các dịch vụ của họ.
Để tìm kiếm và kết nối các dịch vụ khác thì cần có chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức.
Thật tốt nếu có thể tìm thấy tự động bằng phần mềm giống như các ứng dụng về du lịch.
Tôi nghĩ các dịch vụ y tế phúc lợi đã bị phân tách sẽ kiệt quệ với từng cuộc chiến tiêu hao và sẽ biến mất.
Thật tốt nếu có thể quản lý một cách độc lập mà không cần dựa vào chính phủ, hệ thống bảo hiểm công như ở Mỹ.
Nhưng tôi nghĩ trong văn hóa Nhật Bản sẽ không như vậy.
Koyama G nên làm gì trong xã hội này?
Sẽ sống sót như thế nào?
Dù chỉ nhân viên và gia đình của họ.
Koyama G là hiệp hội tương trợ hay hiệp hội bảo hiểm y tế nhỉ?
Liệu bản thân công ty y tế, công ty phúc lợi xã hội có thể tự độc lập với tư cách là cơ sở hạ tầng của địa phương không nhỉ?
Chính phủ sẽ bảo đảm tới đâu?
Những phần không thể đảm bảo thì tư nhân có thể gánh vác được không?
Tôi muốn hỏi các vị chính trị gia đang tranh cử.
Tôi cảm thấy trong các cuộc tranh luận có nhiều phát biểu có vẻ ngoài đẹp đẽ, lý tưởng, mơ hồ, mang tính trừu tượng.
Hãy lắng nghe tiếng nói của nơi chăm sóc, điều trị trực tiếp.
Trước khi tới tuổi già của các bạn.

Ngày 148 sau trận động đất Noto
Đường trong máu 128
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird Koyama Yasunari