Xây dựng tiêu chuẩn quốc tế ISO về chăm sóc điều dưỡng

Trong 10 năm qua, tất cả các công ty trong Koyama G đều đạt được chứng nhận ISO.

Tuy nhiên, tôi coi đây là cơ hội để từ bỏ việc đạt được chứng nhận ISO.

Bởi vì tôi đánh giá rằng so với chi phí và thời gian dành cho tiêu chuẩn ấy, thì nó sẽ không còn dẫn đến dịch vụ được cải thiện nữa do.

Đa số các nhân viên có liên quan phản đối điều này, nhưng vẫn được quyết định thực hiện.

Các nhân viên phụ trách giấy tờ hành chính phải mất rất nhiều thời gian để làm giấy tờ cho việc xét duyệt, và chính điều đó tạo nên việc tự thỏa mãn.

Tôi nghĩ không thể nói là tiêu chuẩn ấy giúp đảm bảo chất lượng dịch vụ, và tôi cảm thấy nó cũng có thể cản trở sự tiến bộ hơn nữa.

Tôi chỉ có thể nghĩ là tiêu chuẩn đó giúp xác nhận được chất lượng mức độ kém.

Bởi vì ISO đã trở nên nổi tiếng như một công cụ kiểm soát chất lượng trong ngành sản xuất, nhưng các công ty lớn đã tiến xa hơn thế và thời mà chứng nhận ISO được đánh giá cao đã qua rồi.

Đã thành việc kiểm tra theo những mẫu giấy tờ quản lý có mức độ giống như nhau hàng năm.

Người chỉ đạo xét duyệt cũng là nhà tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ, người không biết về chăm sóc điều dưỡng.

Tôi nghĩ chất lượng chăm sóc, quản lý và giáo dục của Koyama G đã vượt tiêu chuẩn ISO.

Vì vậy tôi muốn Koyama G tự tạo ra tiêu chuẩn đánh giá của riêng mình.

Tôi thuyết phục nhân viên rằng hãy sử dụng thời gian và tiền bạc đó để tiến bộ hơn nữa.

Bởi vì từ kinh nghiệm trước đây liên quan đến việc thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá bệnh viện cho Hiệp hội bệnh viện, tôi được biết rằng các tiêu chuẩn đánh giá chung thường có xu hướng dễ dàng hơn.

Không có nhiều công ty tham gia cuộc kiểm tra trị giá 2 triệu yên.

Việc kiểm toán bên ngoài do kế toán viên của công ty phúc lợi xã hội thực hiện cũng đã bắt đầu, và tôi quyết định tập trung vào việc đạt được chứng nhận đó.

Lần này, cuối cùng, ISO dành riêng cho chăm sóc điều dưỡng sẽ được tạo ra.

Các nhân viên người nước ngoài có tư cách lưu trú là thực tập sinh kỹ năng đến Nhật Bản, vất vả để lấy được chứng chỉ nhân viên chăm sóc quốc gia, nhưng hệ thống chứng chỉ này chỉ có ở Nhật Bản.

Ở châu Á, chứng chỉ để đảm nhận việc chăm sóc chỉ có y tá.

Tôi nghĩ trên thế giới, ngành nghề được gọi là “người chăm sóc" sẽ không trở thành bằng cấp mang tính quốc tế như ngành nghề bác sĩ và y tá.

Tôi mong muốn chứng chỉ nhân viên chăm sóc quốc gia riêng của Nhật Bản sẽ trở thành tiêu chuẩn trên thế giới.

Y học là khoa học, nhưng chăm sóc điều dưỡng là văn hóa.

Có lẽ việc tiêu chuẩn hóa chất lượng chăm sóc chung trên toàn thế giới là việc khó thực hiện.

Đặc biệt, lần này đang tập trung vào ăn uống dinh dưỡng.

Thực phẩm, văn hóa ẩm thực, đồ ăn thức uống yêu thích, thể trạng không giống nhau trên toàn thế giới.

Có lẽ tiêu chuẩn sẽ được đưa ra bởi Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng tại quốc gia đó.

Tôi hy vọng rằng sẽ đầu tư thời gian và tiền bạc rồi tạo ra chế độ mà nhân viên chăm sóc điều dưỡng được đền đáp.

Tôi có mong muốn là người xét duyệt hãy so sánh với Koyama Care.

Chúng tôi đã dành 30 năm ở nơi chăm sóc trực tiếp để nâng cao độ chính xác.

Chúng tôi đã đào tạo rất nhiều người trẻ.

Tôi mong muốn hãy xem xét lại xem liệu hệ thống ISO có phù hợp trong việc đánh giá chất lượng của dịch vụ có tính phức tạp và dựa trên cá tính riêng hay không.

Có lẽ nghe tự mãn, nhưng với tư cách là Koyama G đã nỗ lực nhiều nhất cho ISO ở Nhật Bản, tôi hy vọng như vậy.

Từ hôm nay, tôi sẽ đến Noto trong 3 ngày.

Có ISO trong hỗ trợ phòng chống thiên tai không nhỉ?

Đường trong máu 137

Hôm qua tôi đã nghỉ ngơi nhiều vậy mà.

Đây là lần tới Noto sau 30 năm.

40 năm trước, tôi được mời đến thị trấn trên Bán đảo Noto cho kế hoạch về trung tâm chăm sóc phục hồi sức khỏe người cao tuổi.

Thời đó tôi đã không tìm được mảnh đất phù hợp.

Ký ức về chuyến đi khảo sát lúc ấy ùa về.

Cuộc đời tôi cũng là hành trình sóng gió

Đại diện Koyama G Koyama Yasunari