Y tá và nhân viên chăm sóc

Nhóm chuyên môn lớn nhất trong việc đào tạo của Koyama Group là nhóm điều dưỡng với khoảng 1300 người.
Làm việc tại bệnh viện hay tại viện dưỡng lão thì các thành viên cũng đều bình đẳng với nhau.
Không đối xử phân biệt trong hệ thống các cơ sở là triết lý của Koyama Group, và tôi nghĩ điều này tốt.
Có sự chênh lệch về năng lực của nhân viên trong Group Home, trung tâm chăm sóc phục hồi sức khỏe người cao tuổi, viện dưỡng lão đặc biệt và giường chăm sóc bệnh nhân điều trị trong thời gian dài không?
Tôi nghĩ rằng chính các bệnh viện cấp cứu trong đại dịch Covid cần có năng lực chăm sóc, nói cách khác là cần nhân viên chăm sóc.
Tôi cũng từng nghe nói rằng ngay cả nhà tù toàn người cao tuổi cũng cần có nhân viên chăm sóc.
Có vô số nơi trong xã hội để những người có trình độ có thể tận dụng năng lực của họ.
Tôi nghĩ rằng Koyama Care và Hội thảo chăm sóc nhóm có sự tiến bộ, phát triển về giáo dục, quản lý kinh doanh vượt ra ngoài ranh giới nghề nghiệp.
Lần này, tại Việt Nam, chúng tôi có buổi lễ ký kết với khoa điều dưỡng của trường đại học Việt Nam để tiếp nhận sinh viên tới thực tập.
Tuần này, chúng tôi sẽ tiếp đón khoa điều dưỡng của trường đại học ở Indonesia tới tham quan, khảo sát.
Trong quá khứ, Koyama Group đã tiếp đón nhiều nhà quản lý kinh doanh viện dưỡng lão đến từ Trung Quốc và Đài Loan tới tham quan, khảo sát.
Việc tham quan, khảo sát dưới góc độ quản lý kinh doanh cũng quan trọng, nhưng việc các nhân viên y tế, điều dưỡng, chăm sóc làm việc trực tiếp không tới khiến tôi luôn cảm thấy lập trường, góc độ bị khác.
Dù có là quản lý kinh doanh công ty cổ phần vận hành viện dưỡng lão, thì cũng là ngành dịch vụ liên quan tới tính mạng của người sinh sống trong viện dưỡng lão, cho nên tôi cảm thấy mảng y tế, điều dưỡng bị coi nhẹ.
Sự tách biệt giữa y tế và chăm sóc điều dưỡng, giữa bệnh viện và các cơ sở cung cấp dịch vụ về sinh hoạt, cuộc sống.
Đáng lẽ nó sẽ được nằm trong việc chăm sóc toàn diện của khu vực, nhưng không hiểu sao nó có vẻ không diễn ra trôi chảy.
Chúng ta không được dừng lại ở mục tiêu chính sách, nhưng mà.
Tôi nghĩ ở châu Á, việc chăm sóc điều dưỡng với chế độ, hệ thống y tá và nhân viên chăm sóc thì chỉ có mỗi Nhật Bản.
Có lẽ các nước ở châu Á cũng sẽ tạo ra các hệ thống bằng cấp tương tự. Nhưng thời điểm hiện tại thì tôi nghĩ là chưa có.
Vị trí để kết nối y tế và chăm sóc cho người cao tuổi chính là y tá.
Đoàn y tá nước ngoài tới tham quan, khảo sát sẽ đánh giá về chăm sóc điều dưỡng của Nhật Bản như thế nào nhỉ?
Tôi đang tò mò điều đó. Tôi sẽ hỏi thử xem sao.

Nồng độ Oxy trong máu 98・98・98
Nhiệt độ cơ thể 36.1 Đường huyết 211
Quan điểm từ khu vực Đại diện Koyama Yasunari