Báo cáo về trận động đất Noto
Đã 70 ngày trôi qua kể từ khi xảy ra trận động đất Noto.
Một y tá đã từng đến đó một lần để hỗ trợ sau khi xảy ra trận động đất đã quay lại lần nữa để điều tra tình hình ở đó.
Trong vùng có vẻ đang ổn định, nhưng đang nhìn thấy các vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ lâu dài cho các viện dưỡng lão.
Tôi đề xuất thành lập Thunderbird sau trận động đất Chuetsu vì thấy nếu so với sự hỗ trợ dành cho các cơ sở y tế thì sự hỗ trợ cho các viện dưỡng lão vẫn chưa đủ.
Đặc biệt là các công ty phúc lợi xã hội, vì thuộc sự quản lý của cơ quan hành chính địa phương nên không thể hoạt động trên diện rộng.
Nói là không có đủ thời gian sức lực và ý tưởng để làm thì cũng được.
Mặc dù đã có sự hợp tác và hành động giữa hiệp hội y tế, hiệp hội bệnh viện và các công ty y tế lớn, nhưng chưa có sự hợp tác giữa các công ty phúc lợi, viện dưỡng lão.
Có lẽ công ty cổ phần điều hành viện dưỡng lão còn không nghĩ đến việc hỗ trợ.
Vì vậy tôi đã đề xuất một mạng lưới ứng phó thảm họa tập trung vào các viện dưỡng lão, dựa theo cách làm của hiệp hội bệnh viện.
Vốn ban đầu 2 triệu yên cũng là tôi đóng góp, và tôi cũng đề xuất đặt biệt danh là Thunderbird.
Đã 20 năm trôi qua kể từ trận động đất Chuetsu, và tình hình địa phương sau trận động đất diện rộng đã thay đổi.
Đầu tiên, chắc chắn là việc lây lan Covid trong các viện dưỡng lão.
Các viện dưỡng lão thường nhận được sự giúp đỡ từ các cơ quan y tế, chăm sóc y tế hợp tác tại địa phương.
Điều này không thể tiếp tục suốt, và cơ sở phải tiếp nhận nhiều nạn nhân trong thảm họa cao tuổi nhiều hơn khả năng cho phép.
Nếu cứ tiếp tục việc hỗ trợ không đầy đủ, thì các cơ sở cứ phải cố gắng trong tình trạng này.
Nhìn nhận một cách khách quan, những người sinh sống trong viện dưỡng lão nên được chuyển càng sớm càng tốt đến bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc điều dưỡng ở những khu vực an toàn, nơi đảm bảo được cả chăm sóc y tế và điều dưỡng.
Việc khôi phục các tòa nhà của viện dưỡng lão bị hư hại phải mất hơn nửa năm, hơn 1 năm.
Những người sử dụng dịch vụ trong viện không phải là những người trẻ khỏe.
Vốn đó là những người cao tuổi không có lựa chọn nào khác ngoài việc sống trong viện.
Nói chung là càng sớm càng tốt, dù có xa xôi cũng nên chuyển đến bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc phục hồi sức khỏe người cao tuổi ở khu vực an toàn.
Tôi đề xuất thành lập Thunderbird, với mục đích trước hết là bay đến nơi khu vực chịu thảm họa và hỗ trợ việc giúp đỡ cơ sở.
Tuy nhiên, các cơ sở bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng tồn tại trên tiền đề rằng dịch vụ y tế được đảm bảo trong khu vực.
Ít nhất thì tôi muốn thấy những khu vực đó được trở thành khu vực được miễn trừ đặc biệt, nơi dịch vụ chăm sóc điều dưỡng và thuốc men có thể tiếp tục được cung cấp mà không cần chỉ định hoặc đơn thuốc của bác sĩ.
Do đó, chúng tôi đang xem xét việc cần cung cấp dịch khám chữa bệnh trực tuyến cho các khu vực bị thiên tai bằng cách sử dụng xe KERT đặc biệt chống Covid.
Koyama G điều hành cả cơ sở y tế và cơ sở chăm sóc điều dưỡng.
Chính vì là khu vực chịu thiệt hại do thiên tai nên cần thiết được cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng kết hợp dịch vụ y tế.
Tôi hiểu rằng trên thực tế không thể tự lập chỉ với chăm sóc điều dưỡng.
Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm và dân số già đi.
Việc phục hồi sau động đất đòi hỏi một hệ thống hỗ trợ phức hợp và tiên tiến hơn.
Tôi muốn xem xét việc thành lập tổ chức hỗ trợ tích hợp cả chăm sóc y tế và điều dưỡng, và vị chủ tịch điều hành cả công ty y tế và công ty phúc lợi xã hội trong Hiệp hội bệnh viện.
Không thể cứu người chỉ với 1 tay.
Cần thiết có cả 2 tay là y tế và chăm sóc điều dưỡng.
Koyama G có cả 2 tay đó.
Tôi muốn hoàn thành trách nhiệm của mình.
Tối qua là buổi họp mặt lớp tiểu học.
Có 70 người.
Tôi tưởng đó sẽ là buổi tụ họp của những ông bà già tóc bạc, nhưng tôi lại có thể nhìn thấy những nụ cười vui vẻ, rạng rỡ của các bạn cùng lớp.
2 nghị sỹ Quốc hội đã gửi thư thông báo vắng mặt vì bận việc báo cáo Quốc hội ở địa phương.
Tôi hy vọng các nghị sỹ Quốc hội sẽ khẩn trương xây dựng các chính sách và luật pháp cần thiết trước khi một trận động đất lớn xảy ra ở khu vực Tokyo và các vùng lân cận.
Cứ thế này thôi thì Tokyo không thể được cứu.
Với tư cách cá nhân tôi cảm thấy muốn bỏ cuộc, nhưng với tư cách là người quản lý y tế và phúc lợi, tôi sẽ cố gắng hết sức cho đến phút cuối cùng.
Hoàn thành nghĩa vụ.
Những người lớn tuổi như tôi có tầm nhìn xa nhưng chúng ta không được hy sinh những nhân viên trẻ.
Đó là ưu tiên hàng đầu.
Cũng cần hoạch định chiến lược sống sót sau thảm họa mà ngay cả đội quân lão binh cũng có thể thực hiện được.
Thay vì kêu gọi mọi người từ cả nước đến Tokyo để hỗ trợ, chúng ta cần tạo một lối thoát từ Tokyo.
Đến Vịnh Tokyo bằng thuyền nhỉ?
Hay là thả khinh khí cầu từ tầng thượng tòa nhà nhỉ?
Có đảm bảo được địa điểm để trực thăng hạ cánh không?
Có nên tính toán trước đến việc sẽ không thể ra khỏi nơi làm việc trong thời gian dài và chuẩn bị thêm nhiều hơn nữa đồ dự trữ dùng khi xảy ra thảm họa không nhỉ?
Trên tầng thượng của trụ sở chính Ginza, không chỉ dự án trồng khoai tây mà cả dự án nuôi ong cũng sẽ được tiếp tục.
Không chỉ làm rượu shochu, mà còn làm cả rượu Gin.
Tất nhiên là để khử trùng.
Cũng sẽ mở studio đài phát thanh tại Tòa nhà Y tế Ginza của trụ sở chính Ginza để phát các chương trình về thảm họa từ Ginza.
Nhưng cá nhân tôi ưu tiên hàng đầu việc duy trì sức khỏe, rèn luyện chân và hông.
Để không gây phiền hà cho những người trẻ.
Đường huyết 157 Vẫn chưa tập thể dục đủ
Người lính già Đại diện Koyama G Koyama Yasunari