Giáo sư thỉnh giảng
Tôi đang làm giáo sư thỉnh giảng tại một số trường đại học.
Khoa thể thao sức khỏe, khoa quản trị y tế.
Văn phòng y tế trường y là khoa sức khỏe cộng đồng.
Tôi nghĩ chính trong thời đại này khoa sức khỏe cộng đồng rất cần thiết.
Những gì tôi học ở trường cao học là luân lý và triết học quản lý phúc lợi y tế.
Luận án thạc sĩ của tôi là ghi chép và phân tích về quản lý thực tiễn trong phúc lợi y tế.
Tôi hay được mời giảng dạy tại các trường đại học với tư cách là người thực tế kinh doanh quản lý.
Năm nay tôi đang làm cố vấn chỉ đạo cho một hội thảo về công nghệ thông tin.
Thật là vui khi được tranh luận với các sinh viên trẻ.
Hôm trước tôi đã đưa ra bình luận sau khi nghe phát biểu của sinh viên trong hội thảo.
Một sinh viên nữ đã trình bày ý tưởng biến chức năng của Apple Watch thành một chiếc vòng tay thời trang.
Việc chú ý tới cảm xúc của những phụ nữ cao tuổi hơn các chức năng là ý tưởng tôi chưa nghĩ tới.
Cho dù có mắc chứng mất trí nhớ nhưng có thể nếu họ thích thiết kế đó thì sẽ không tháo ra khỏi tay.
Hóa ra là vậy.
Có nam sinh viên đã đưa ra đề xuất xe buýt viện dưỡng lão.
Trước đây khi tôi mở trung tâm chăm sóc hồi phục chức năng cho người cao tuổi trên hòn đảo thuộc biển nội địa Seto, tôi đã qua đảo bằng tàu và bắt đầu công việc giao đồ ăn.
Vì là hòn đảo xa bờ nên đây là lần đầu tiên trên cả nước, chúng tôi được phép kinh doanh dịch vụ giao đồ ăn với tư cách là công ty y tế.
Từ những kinh nghiệm đó, tôi đã đề xuất tàu dịch vụ chăm sóc ban ngày đi vòng quanh biển nội địa Seto.
Thị trưởng đã đến Bộ y tế, lao động và phúc lợi để xin phép nhưng không nhận được sự đồng ý.
Sau này, con tàu khám chữa bệnh đi vòng quanh đảo được dựng thành phim truyền hình và trở nên nổi tiếng.
Tôi nghĩ những tác động của chính quyền chính trị thời đó đã tạo ra thành quả.
Tôi chỉ là đưa ra ý tưởng thôi.
Vì thế tôi đã đưa ra lời khuyên với các bạn sinh viên rằng dịch vụ chăm sóc ban ngày trên xe buýt có tính khả thi hơn.
Ngoài ra tôi còn đưa ra thêm lời khuyên về việc biến các tàu ở khu vực đồi núi có khả năng bị ngừng hoạt động thành phòng khám, nhà trẻ, dịch vụ chăm sóc trong ngày hay là trường trung học.
Trước đây tôi từng muốn hiện thực hóa ý tưởng đó nhưng không có ai quan tâm.
Có vẻ như theo luật hành chính thì điều đó là không thể.
Nhưng những ý tưởng trẻ trung, tự do thoải mái thật thú vị.
Cũng có cả đề xuất về các lớp học máy tính dành cho người cao tuổi.
Để làm được điều đó tôi nhờ các bạn ấy phát triển phần mềm mà người cao tuổi cũng dễ dàng sử dụng.
Giống như điện thoại đi động dành riêng cho người cao tuổi.
Đây là cảm nhận thực tế của một người cao tuổi thời kỳ đầu như tôi.
Tôi đang suy nghĩ về việc để các sinh viên công nghệ thông tin này cũng tham gia tình nguyện cứu trợ thiên tai ở Noto bằng ô tô KERT.
Tôi muốn nuôi dưỡng tinh thần chính nghĩa ở những người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết.
Tôi dự định đưa báo cáo của các nhân viên được cử tới khu vực thiên tai hàng tuần thành báo cáo của khoa sức khỏe cộng đồng, như là “Các vấn đề và phương án cải tiến trong hệ thống hỗ trợ ở khu vực chịu thiên tai”.
Chúng ta không được để lại những vấn đề hiện tại cho tới những thế hệ sau.
Y học là khoa học.
Sự tiến bộ.
Nhưng phúc lợi là văn hóa.
Văn hóa của bán đảo cần được trân trọng.
Điều này cũng sẽ trở thành thuyết văn hóa xã hội, văn hóa dân gian xã hội.
Khu vực chịu thiên tai là khu vực đồi núi và vùng thưa dân cư.
Những người đến đó hỗ trợ có nhiều người là dân thành phố.
Tôi nhận ra rằng cũng có khoảng cách văn hóa.
Việc điều chỉnh sẽ còn mất một thời gian dài nữa.
Liệu văn hóa Koyama ở nơi làm việc trực tiếp, sự đồng cảm, hành động thực tế và biểu hiện ra có thể áp dụng ở khu vực chịu thiên tai không?
Tôi nghĩ rằng đang nhận được thử thách từ xã hội.
Ở khu vực thiên tai cũng đang phát sinh Covid.
Chất số lượng lớn bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên lên ô tô KERT và hướng tới khu vực chịu thiên tai.
Đó là cuộc chiến tổng lực về trí tuệ, khoa học, nhiệt huyết và tiền vốn.
Có lý do cho việc tại gọi thảm họa trên diện rộng là chiến tranh.
Người ta cũng nói rằng vụ núi Phú Sĩ phun trào là trận chiến với Godzilla.
Đường huyết 176 Bữa tối là bánh mỳ ngũ cốc nguyên hạt
Lớp học buổi tối cô độc Đại diện Koyama G Koyama Yasunari