Vé xem kịch là món quà đáp lễ
Thời đại đã chuyển từ tiêu dùng chú trọng tới sản phẩm sang tiêu dùng chú trọng tới trải nghiệm.
Thời đại mà đi du lịch không phải chỉ để ngắm cảnh, xem lễ hội mà còn hứng thú với việc bản thân mình tham gia, được trải nghiệm văn hóa địa phương.
Điểm hấp dẫn của Tokyo là văn hóa nghệ thuật.
Bảo tàng mỹ thuật, viện bảo tàng, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim, nhà hát…
Tôi đã nói trong nhật ký này rằng việc nộp thuế quê hương tốt cho việc làm giàu cho các khu vực địa phương, nhưng cùng với điều đó, thuế từ các quận của Tokyo đang chảy về các khu vực địa phương.
Tôi không nghĩ quận trưởng đang đọc cuốn nhật ký này, nhưng đề xuất của tôi đã thành hiện thực.
Quận Chuo của Tokyo đã dùng vé nhà hát Kabukiza và Meijiza làm quà đáp lễ cho khoản đóng thuế quê hương.
Thật vui.
Hay là có ai đó đã đưa đề xuất của tôi tới thị trưởng nhỉ?
À không, có lẽ đó là điều hiển nhiên, ai cũng có thể nghĩ tới.
Nhưng người dân có đăng kí cư trú trong quận Chuo có tức giận không nhỉ?
Liệu có khiếu nại từ người dân sống trong quận yêu cầu phát vé xem kịch miễn phí không nhỉ?
Nếu chính quyền địa phương khác mua toàn bộ vé xem Takarazuka, và dùng vé làm quà đáp lễ thì thế nào nhỉ?
Nếu như vậy thì dùng vé xem phim có được không nhỉ?
Nhưng mà có lẽ sẽ không phù hợp, bởi vì ở đâu cũng có thể sử dụng được.
Nếu là quận Chuo thì bệnh viện Ginza cũng có thể cung cấp phiếu khám sức khỏe tổng quát cao cấp, nhưng điều này có vẻ sẽ bị nói là không phù hợp.
Phục hồi kinh tế khu vực.
Có lẽ việc cố gắng làm cho khu vực của mình trở nên thịnh vượng hơn những khu vực khác cũng là cách nghĩ theo hướng chỉ có lợi cho mình.
À, tối nay tôi sẽ đi xem opera với nhân viên của Ginza.
Đây cũng là một phần trong việc giáo dục cảm xúc cho nhân viên.
Việc này có áp đặt quá không nhỉ.
Nồng độ oxi trong máu 98・97・98
Nhiệt độ cơ thể 36,5 Đường huyết 173
Bóng ma trong nhà hát Đại diện Koyama Yasunari