Sự khác biệt giữa khu vực và khác biệt giữa công, tư
Việc tính điểm chi phí bảo hiểm y tế và bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng hầu như thống nhất trên cả nước.
Nhưng tôi nghĩ điều này không công bằng
Khác với công bằng.
Chi phí đi lại cho nhân viên ở Ginza đi làm bằng tàu điện tôi khoảng 20,000 yên mỗi người phải không?
Nếu sống ở vùng nông thôn, tôi nghĩ sẽ không tốn đến 10,000 yên tiền xăng.
Phụ cấp nhà ở cũng chênh lệch mấy chục nghìn yên.
Chi phí nhà công ty cũng chênh lệch hơn 50,000 yên.
Hãy so sánh một cơ sở bệnh viện có quy mô 100 nhân viên.
Chi phí cơ bản sẽ chênh lệch vài triệu yên mỗi tháng.
Thực tế là sự khác biệt về chi phí nhân sự hàng năm không thể bù đắp được bằng nỗ lực kinh doanh.
Trên thực tế, tiền điện nước ga, tiền xử lý nước thải sinh hoạt ở Tokyo đều đắt đỏ.
Và cuối cùng là giá đất.
Các cơ sở chăm sóc điều dưỡng, y tế đều là những cơ sở có quy mô lớn.
Dù là mua đất rồi xây dựng, hay là thuê tòa nhà, thì sự chênh lệch về chi phí đó khá lớn.
Không thể so sánh được.
Không thể bù đắp khoản chênh lệch đó bằng giá phòng hay số lượng khách.
Không ai có thể nghĩ rằng các sản phẩm, nhà hàng và dịch vụ khách sạn ở Ginza lại có thể tương tự với cả nước.
Nhưng chăm sóc điều dưỡng, y tế chỉ có thể nhận được thu nhập gần như là giống nhau.
Tôi nghĩ đây là sự áp dụng như nhau trong mọi trường hợp mà không chú ý tới đặc điểm riêng, và không công bằng.
Lần tới, trong chế độ lương của công chức, sự chênh lệch giữa các khu vực sẽ được điều chỉnh lại.
Với lương của nhân viên bình thường, thì lương của công chức cao hơn ở các cơ sở, bệnh viện tư nhân.
Tiền trợ cấp khi nghỉ việc hay lương hưu cũng không thể so sánh được.
Thế mà các cơ sở, bệnh viện công nhận được khoản tiền hỗ trợ lớn thông qua tiền thuế.
Không công bằng có phải không?
Trường học cũng có trường công lập và dân lập.
Học phí có sự chênh lệch lớn.
Nếu thử bắt buộc học phí trường dân lập ngang bằng với học phí trường công lập.
Các trường dân lập không thể duy trì, phát triển.
Vậy tại sao lại nghĩ rằng phúc lợi y tế sẽ có thể duy trì và phát triển?
Tôi muốn hỏi người dân hơn là hỏi chính quyền.
Mọi người không thấy kỳ lạ sao?
Tôi mong muốn hãy xem xét về sự chênh lệch khu vực nhiều hơn nữa trong việc sửa đổi cách tính điểm số chăm sóc điều dưỡng, y tế.
Việc đánh giá điểm số tăng hay giảm theo cách tính thống nhất trên cả nước không có ý nghĩa gì.
Tôi hiểu được nếu nhìn từ góc độ của các cơ quan tài chính nhà nước, nhưng tình hình điều hành thực tế tại cơ sở có muôn hình vạn trạng.
Nếu không phải chế độ giá cả tự do, thì tôi muốn hãy đảm bảo rằng có thể duy trì và phát triển kinh doanh ở bất cứ khu vực nào, và thu nhập không thua các ngành khác.
Chăm sóc điều dưỡng, y tế cũng cần sự đa dạng.
Trong mỗi hệ thống bác sỹ chuyên khoa, không có bác sĩ nào như bác sĩ Blackjack hay bác sĩ Râu đỏ.
Có lẽ ở địa phương mong muốn hệ thống bác sĩ gia đình, nhưng bệnh nhân ở thành phố có lẽ sẽ từ chối.
Bởi vì đang sử dụng rất nhiều cơ quan y tế chuyên môn.
Tuy rằng nếu là bệnh viện đa khoa cấp cứu riêng thì tôi có thể hiểu được.
Ngoài ra, nhìn từ góc độ bác sĩ, cũng có bệnh nhân muốn từ chối.
Tôi nghĩ quyền tự do lựa chọn từ 2 bên là bác sĩ và bệnh nhân quan trọng hơn.
Tôi nghĩ trên thực tế hệ thống bác sĩ gia đình cũng khác nhau tùy theo từng vùng.
Nhật Bản là một quốc đảo nhỏ, hay là một quốc gia có bề rộng về tính đa đạng?
Tôi không biết nữa.
Không được đổ lỗi cho các nhà cầm quyền.
Người dân nên lựa chọn.
Nồng độ Oxy trong máu 97・97・98
Nhiệt độ cơ thể 36.6 Đường huyết 189
Bệnh nhân của bác sĩ gia đình Đại diện Koyama Yasunari