Cống hiến cho xã hội bắt đầu từ cống hiến cho nhân viên
Gần đây, các doanh nghiệp lớn, công ty khởi nghiệp đều hát vang về những đóng góp cho xã hội.
Nhìn thế nào thì cũng cảm thấy như họ chỉ nói nói cho hay để tuyên truyền, quảng bá cho công việc kinh doanh mà họ đã bắt đầu với mục đích kiếm tiền.
Liệu có thu hút được nhiều vốn hơn không?
Hay để dễ dàng tuyển dụng nhân viên hơn?
Hay là để không bị chỉ trích là công ty tồi tệ ở trên mạng?
Có nhiều người có chủ trương giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, hay là mục tiêu phát triển bền vững.
Nhìn kiểu gì tôi cũng thấy không đáng tin.
Tôi gặp rất nhiều người khiến tôi không thích, họ nói những lời hoa mỹ, lời hay ý đẹp, nhưng không phải lời thật tâm, nói mà không làm được.
Việc nói cho hay thì ở thế giới nào cũng cần thiết.
Nhưng mà có phải có mỗi tôi cảm thấy khó chịu với sự nông cạn của câu từ đi trước không nhỉ?
Lời nói của giới chính trị, trên truyền thông, mạng internet.
Cái nào cũng khiến tôi không thể thật lòng tin được.
Điều tôi muốn không phải là những lý lẽ chính nghĩa vì người dân mà chỉ nói cho hay.
Mà là những lời thật lòng và cách sống của chính người nói.
Việc đang nói cái gì cũng quan trọng, nhưng gần đây, việc ai đang nói điều đấy cũng làm tôi chú ý.
Tự biện hộ, tấn công người khác và dùng vị thế của mình khi trò chuyện để kiếm lợi ích.
Đừng dựa vào dư luận để đưa ra quan điểm.
Gần đây, tôi đã không còn cảm thấy tin vào lời nói và hành động của các chính trị gia và nhà khởi nghiệp.
Cống hiến cho xã hội cũng chỉ là cụm từ hoa mỹ hay là cụm từ đang thịnh hành?
Chăm sóc nuôi dạy trẻ em, phúc lợi, y tế vốn ban đầu là công việc về an sinh xã hội, cống hiến cho xã hội.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn xấu hổ, không thể nói ra những điều như là cống hiến cho xã hội.
Gần đây, tôi tham dự lễ tuyên dương nhân viên làm việc lâu năm.
Mỗi lần nhìn thấy những khuôn mặt quen thuộc của các nhân viên làm việc lâu năm, tôi lại tự suy ngẫm.
Tôi nên nhìn vào bên trong Koyama G nhiều hơn là nhìn ra bên ngoài.
Nên biết về những khó khăn vất vả của các nhân viên đang làm việc trong nơi làm việc trực tiếp hơn là về xã hội.
Và cả về cuộc sống của những nhân viên đó.
Và cả về gia đình của họ nữa.
Cuộc sống của tôi cũng được hỗ trợ bằng sự quan tâm ấm áp của các nhân viên Koyama.
Tôi đang trở thành là khách hàng số 1.
Khách hàng của nhân viên là bệnh nhân và người sử dụng dịch vụ trong viện.
Khách hàng của tôi là những đồng nghiệp đã cùng chiến đấu với tôi trong nhiều năm.
14000 nhân viên làm việc tại Koyama, và gia đình họ.
Vì nói rằng ưu tiên nhân viên hàng đầu nên cần phải gần với nhân viên hơn nữa.
Sự đồng cảm và chia sẻ những khó khăn cùng nhau là bước đầu tiên của giao tiếp.
Hậu Covid, tôi muốn đến thăm các cơ sở của Koyama G trên khắp đất nước.
Koyama không phải là tòa nhà, cơ sở vật chất.
Là con người của Koyama đang sinh sống ở đó.
Dù chỉ cùng nhau ăn bữa cơm cũng khiến cho tôi thấy xúc động và biết ơn vì đã chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc đời dài cùng với các nhân viên.
Trong phần đời còn lại, trách nhiệm của tôi với tư cách là người điều hành được bố giao phó là phải ở bên các nhân viên, dù chỉ là chốc lát.
Trong quãng đời còn lại, trách nhiệm của tôi với tư cách là người quản lý điều hành được bố tôi giao phó là phải ở bên các nhân viên, dù chỉ trong chốc lát.
Cùng nhau leo núi, vượt biển.
Đóng góp của tôi cho xã hội không phải ở bên ngoài mà ở bên trong Koyama.
Ở đâu trên bầu trời Nhật Bản đều có Koyama.
Ở đâu trong thành phố của Koyama đều có quê hương.
Tôi cùng sống với bạn bè đồng nghiệp, không cô đơn.
Cũng không cảm thấy buồn.
Tôi cũng muốn được nuông chiều.
Nhân viên là gia đình.
Nồng độ Oxy trong máu 94・97・97
Nhiệt độ cơ thể 36.4 Đường huyết 186
Ở vùng lân cận hồ Shinji Đại diện Koyama Yasunari