Rủi ro trên trực tuyến

Vì email nhật ký Koyama Ginza ngày hôm qua chậm trễ nên tôi xin được giải thích.
Không phải tôi ngủ quên, lượng đường trong máu cao nên cũng không phải tôi quá tập trung tập thể dục.
Máy chủ của Koyama G bị tấn công và ngừng hoạt động.
Vì lý do đó mà nhật ký tôi gửi đã biến mất trong không gian mạng.
Không có cách nào khác, tôi đã viết phần 2 với nội dung hoàn toàn không liên quan rồi gửi đi.
Đợi máy chủ khôi phục nên đã tối muộn.
Có lẽ một ngày nào đó phần 1 sẽ bất ngờ được gửi đến mọi người, nhưng không đoán trước được.
Đây không phải là lần đầu tiên chuyện như thế này xảy ra.
Theo giải thích của công ty quản lý máy chủ, cuộc tấn công ác ý này dường như đến từ Trung Quốc.
Dù không có mục tiêu cụ thể thì cũng gửi một số lượng lớn email đến Nhật Bản và làm gây cản trở tới chức năng.
Với mục đích gì?
Tôi không nghĩ đó là một trò đùa.
Trên thực tế, nhiều tội phạm chiếm quyền điều khiển máy chủ của doanh nghiệp, đánh cắp thông tin khách hàng và đòi tiền.
Có thể các bạn chưa biết, nhưng ở Nhật Bản có rất nhiều tội phạm chiếm quyền điều khiển máy chủ của bệnh viện, khiến bệnh viện không hoạt động được, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải trả tiền.
Đây là dữ liệu y tế của bệnh nhân.
Tôi nghĩ đây là tội ác nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Tôi nghĩ các bệnh viện rất coi trọng sự tin cậy, nên có nhiều bệnh viện đành ngậm đắng nuốt cay.
Dữ liệu bệnh nhân của Bệnh viện Koyama G được quản lý bằng máy tính độc lập để không kết nối với bên ngoài.
Từ góc độ của bệnh nhân, sẽ thuận tiện hơn nếu dữ liệu của họ được tải lên đám mây, có thể sử dụng tại các bệnh viện trên khắp Nhật Bản, nhưng cũng có những rủi ro.
30 năm trước, trong hội nghiên cứu thẻ IC, tôi đã đề xuất rằng tất cả thông tin hồ sơ khám bệnh được cá nhân tự quản lý.
Cho vào chip IC của thẻ, có thể mang thông tin theo bên mình.
Nó cũng trở thành thẻ bảo hiểm y tế.
Thời đó người ta nghĩ rằng thông tin y tế thuộc về cơ sở y tế và do bác sĩ quản lý, không cần phải tiết lộ cho bệnh nhân.
Ít nhất thì đa số các bác sĩ có quan điểm như vậy.
Họ nói rằng bởi vì có những bệnh nhân không thể cho họ biết về chẩn đoán bệnh ung thư.
Tôi đã đưa quan điểm rằng hồ sơ khám bệnh nên có mặt A là những thông tin được chia sẻ giữa bệnh nhân, bác sĩ, bảo hiểm, và mặt B là những thông tin lưu giữ của riêng bác sĩ điều trị.
Không một ai tán thành, nhưng đến giờ tôi vẫn nghĩ điều đó thực tế hơn phải không?
Nếu không như vậy, tôi lo ngại nghĩa vụ ghi hồ sơ bệnh án sẽ bị nghiêng theo ý kiến chủ quan của bác sĩ.
Có phải giống như sổ liên lạc của giáo viên phát cho học sinh không?
Dù sao thì hôm qua tôi đã viết hai bản nhật ký.
Nhưng tôi không nhớ nổi mình đã viết gì trong nhật ký bị mất nữa.
Tôi có cảm giác như nội dung nhật ký ngày hôm nay đã được viết từ quá khứ.
Cuộc đời là sự lặp lại.
Hát cùng một bài hát.
Dù âm sắc có thay đổi.

Đường huyết 168
Thỉnh thoảng có sai lầm dẫn đến lượng đường trong máu chuyển sang chế độ quyết chiến. Xin hãy tha thứ.
Ngày 116 sau trận động đất Noto.
Đại diện Thunderbird
Đại diện Koyama G
Koyama Yasunari