Vo gạo
Cậu bé Yasunari 5 tuổi.
Buổi tối, tay tôi nắm lấy tạp dề của mẹ tôi khi mẹ đang đứng trong bếp, và nhìn mẹ vo gạo.
Tiếng “sha, sha” phát ra từ tay của mẹ tôi khi đang vo gạo, khơi dậy sự mong đợi về cơm ngon.
Nhà tôi hồi đó có nước máy và nước giếng, nước giếng mát lạnh và ngon.
Sau khi vo gạo, đôi bàn tay trắng của mẹ lạnh như băng.
Cậu bé Yasunari 12 tuổi.
Bụng đói, tôi vào bếp xem bữa tối đã chuẩn bị chưa, thì đúng lúc mẹ chuẩn bị nấu.
Hành lá nhà tôi thường ăn vẫn còn để nguyên trong chiếc giỏ đi chợ.
Nhớ lại thì mẹ tôi luôn dùng hành lá cắt nhỏ khi nấu ăn.
Mẹ bắt đầu nấu ăn cùng người giúp việc trong căn bếp rộng.
Từ giờ là lúc chuẩn bị vo gạo.
Khi nhìn vào tay mẹ, tôi thấy chiếc bát kim loại dùng để vo gạo có màu nâu nhạt và có vài chỗ bị móp méo.
Khi tôi nói hay là mẹ thay cái bát cũ như vậy đi, thì mẹ tôi trả lời.
Mẹ đã mang theo cái bát này khi đến đây làm dâu.
Mẹ định dùng bát này cho đến khi nó mòn và thủng lỗ.
Mẹ sẽ vo gạo trong cái bát này suốt đời.
Cho đến khi qua đời.
Hình ảnh mẹ tôi khi bà trả lời như vậy trông thật tráng lệ và hạnh phúc.
Gần đây tôi cũng vo gạo 1 mình ở nhà.
Mua gạo mới từ các thị trấn có cơ sở của Koyama.
Nếu nấu 2 cốc gạo thì nhiều, nhưng khi nấu xong rồi đông lạnh ngay thì có thể ăn trong 3 ngày.
Khi mới nấu xong, tôi thích ăn với trứng cá hồi, trứng cá tuyết, cá hồi, vừng.
Sau khi rã đông, hãy làm cơm chan nước trà (ochazuke) với trà ngưu bàng.
Tôi không vo gạo bằng chiếc lưới nhỏ nữa, và đi tìm chiếc bát vo gạo của mẹ.
Nó vẫn được cất ở trong bếp.
Đồ dùng nhà bếp và bát đĩa của mẹ tôi vẫn nguyên như vậy.
Chiếc bát nhôm đã ngả thành màu nâu nhạt, móp méo, vẫn y nguyên như cách đây nửa thế kỷ.
Tôi dùng chiếc bát đó để vo gạo, nhưng tôi không vo bằng tay, mà dùng thìa to, mỏng, dẹt để vo gạo.
Việc nấu ăn của tôi khi mềm yếu cắm trại một mình ở nhà luôn khiến tôi nhớ đến mẹ.
Tôi nghĩ tiếng vo gạo là nhịp điệu của Nhật Bản.
Nồng độ oxi trong máu 98・98・99
Nhiệt độ cơ thể 36,6 Đường huyết 166
Nhà thơ Đại diện Koyama Yasunari