Những điều không thể nhìn được thông qua con số

Trong ngành phúc lợi có thật sự tồn tại sự tự do trong việc quản lý điều hành các công ty tư nhân không nhỉ?
Các kế hoạch điều hành đều được xác định dựa trên chính sách của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Các chỉ tiêu bằng con số cụ thể được chính quyền địa phương quyết định.
Chịu trách nhiệm thực hiện là các công ty phúc lợi xã hội, công ty y tế của tư nhân.
Việc kiểm tra công việc kinh doanh do chính quyền thực hiện.
Các quy chế hành chính và công việc phúc lợi với ưu tiên hàng đầu về bảo vệ, an toàn và bình đẳng đã thực hiện tốt trong thời kỳ tăng trưởng trong quá khứ.
Tuy nhiên, tôi có cảm giác như đã đi vào bế tắc trong xã hội Nhật Bản đang xuống dốc.
Trong các cuộc họp, nhiều công ty phát biểu các số liệu hàng tháng trôi chảy.
Chỉ vậy thôi.
Chỉ có như vậy thôi, thời gian họp kết thúc.
Đúng là kinh doanh có lợi nhuận, mọi thứ trong kế hoạch và không có vấn đề gì xảy ra.
Nhưng lại không có cảm xúc, không có cảm giác đạt được gì đó, không có sự bất mãn và không có kỳ vọng vào điều sẽ xảy ra tiếp theo.
Chỉ thấy sự điềm đạm, an tâm vì đã hoàn thành công việc một cách an toàn, không có vấn đề gì phát sinh.
Điều đó có ổn không?
Những ước mơ, kỳ vọng về tương lai được sinh ra từ đâu?
Chỉ duy trì tình trạng như hiện tại đã quá bận rộn.
Dù hiểu được thực tế đó, nhưng tôi không thể tha thứ cho bầu không khí ấy.
Bản năng của người điều hành kinh doanh thấy đau khổ bởi không nên tiếp nhận điều này.
ISO ( tiêu chuẩn hóa quốc tế) cũng vậy.
Sau khi được chứng nhận, thay vì tạo ra sự xung đột để bước đi tiếp, nó lại tạo ra sự tự mãn, trì trệ và cứng nhắc.
Những phát biểu chỉ toàn những con số thì tôi thấy không cần thiết.
Con số là để những người tham dự nhìn vào tài liệu được phát sẽ thấy dễ hiểu hơn. Nhất định là trước ngày họp sẽ được gửi qua email.
Vậy chúng ta đang họp vì điều gì?
Chẳng phải là để phân tích và thảo luận những điều không thể nhìn thấy, không thể hiểu được bằng con số hay sao?
Cho dù có thừa nhận tình trạng hiện tại thì cũng không phải là để chấp nhận.
Chắc chắn là để thử nghiệm cho ngày mai, để tạo ra những ước mơ cho tương lai.
Và để chia sẻ những câu hỏi và nhận thức về các vấn đề đó.
Và để đồng cảm với những trăn trở, lo lắng đó.
Những đối ứng mang tính cá nhân với những điều chưa biết là hành động mang tính cá nhân của các giám đốc viện.
Không phải hành động của tập thể quân đội.
Gần giống với hành động sơ tán riêng lẻ của từng con tàu khi có bão, sóng thần.
Lộ trình của con tàu ở mỗi khu vực sẽ khác nhau.
Viện, lâu đài, con tàu được giao cho người chịu trách nhiệm.
Có vượt qua giông bão hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm và sự chỉ huy của thuyền trưởng.
Hãy cảm nhận.
Cảm nhận nỗi lo lắng của chủ doanh nghiệp và sự kinh khủng của trận sóng thần có thể nhìn thấy từ xa.
Chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ nghe thấy những vết nứt trong bảo hiểm y tế và bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng.
Tôi đã nghe thấy tiếng bước chân đó trong đầu.
Và cũng nhìn thấy vùng đất hoang sau đó trước những đám mây xa xôi.
Là cảnh tượng 40 năm trước.

Nồng độ Oxy trong máu 98・98・99
Nhiệt đô cơ thể 36.1 Đường huyết 168
Bình yên trước cơn bão Đại diện Koyama Yasunari