Chăm sóc là văn hóa
Chăm sóc là văn hóa.
Lần đầu tiên tôi nhận ra điều này là 30 năm trước.
Một số cơ sở chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho người cao tuổi đã được mở ở vùng Tohoku.
Tôi đã cử nhân viên mới từ Tokyo đến cơ sở ở Yamagata để học về chăm sóc.
Tôi nhớ là nhân viên tư vấn chăm sóc.
Nhưng bạn trẻ đó đã quay trở lại khi chưa đầy 3 tháng.
Bạn trẻ nói rằng khi đi tới những khu nhà ở nông thôn, tôi hoàn toàn không hiểu ngôn ngữ của những người sử dụng dịch vụ lớn tuổi.
Không thể có chuyện như thế được, tôi đã trả lời rằng rõ ràng là tôi đã trao đổi rất bình thường trong các cuộc họp với các nhân viên địa phương.
Nhưng ngay sau đó, tôi cũng nhận ra mình thật ngốc.
Các nhân viên chỉ nói giọng phổ thông, giọng Tokyo khi tôi ở đó.
Có gì đó đã kiêu ngạo rồi phải không.
Chăm sóc là văn hóa.
Lịch sử địa phương, khí hậu, phong tục, tập quán, thực phẩm, tiếng địa phương của khu vực đó, tất cả mọi thứ, lối sống và văn hóa gắn liền với khu vực.
Nếu không phải gạo, miso và nước tương của địa phương đó, thì sẽ không hợp khẩu vị.
Còn kỹ thuật chăm sóc thì thế nào nhỉ?
Kỹ thuật nên được chuẩn hóa với thế giới.
Tuy nhiên, giữa Bắc Âu- nơi những người nặng trên 150 kg không phải là hiếm, và Nhật Bản thì có rất nhiều sự khác biệt.
Về thói quen ăn uống, trong các viện dưỡng lão ở Thụy Điển có thời gian uống cà phê với bánh quy và bánh ngọt nhiều lần trong ngày.
Các nhân viên cũng cười khi bị béo lên.
Chăm sóc là văn hóa sinh hoạt của chính quốc gia đó.
Tôi đã đưa các bạn trẻ sang Thụy Điển, đi tham quan học tập hơn 10 lần, nhưng chưa lần nào đi để học về công nghệ.
Dù đến đất nước nào cũng nhận thấy cuộc sống của người cao tuổi ở Nhật Bản rất khác.
Biết được điều này khiến tôi nhận ra rằng ở Nhật Bản thì tôi phải cung cấp dịch vụ chăm sóc mà người Nhật vẫn làm.
Tôi nghĩ chương trình thực tập sinh kỹ năng bắt đầu từ việc giáo dục và đào tạo tại các nhà máy sản xuất.
Tuy nhiên, không phải là tùy thuộc vào quốc gia mà nông nghiệp có công nghệ có thể hoàn toàn khác nhau hay sao.
Thời tiết, đất và nước hoàn toàn khác.
Tuy là có thể trồng trọt trong nhà kính, nhà máy nông nghiệp.
Có phải là chương trình thực tập sinh kỹ năng không phù hợp với công việc chăm sóc hay không?
Ngoài ra còn có sự thiếu chuẩn bị và thiếu hiểu biết ở phía tiếp nhận.
Koyama G có nhiều thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định đến từ các nước Châu Á.
Không có nghi ngờ gì về việc họ đang trở thành nguồn lực quan trọng tại nơi làm việc trực tiếp.
Nhưng trước đó, hãy cho họ biết về Nhật Bản, cuộc sống và văn hóa Nhật Bản.
Học tiếng Nhật, giao lưu với người Nhật, tăng sự thân thiết.
Tăng số lượng người hâm mộ Nhật Bản.
Bằng cách đó, sẽ tăng số lượng người có hiểu biết tốt về Nhật Bản khi họ trở về đất nước của mình.
Vì vậy, chúng tôi sẽ tích cực tiếp nhận sinh viên quốc tế từ các trường đại học ở nước ngoài.
Mong muốn của Koyama G là tổ chức hội thảo Koyama Care với những bạn đó trên khắp châu Á.
Vì thế, từ tuần này, một đoàn khảo sát gồm các bác sĩ và y tá của Koyama G sẽ đến trường đại học ở Việt Nam.
Hôm nay có một buổi lễ ký kết với các trường đại học đó.
Rồi sau đó, một y tá từ trường đại học đó sẽ đến thực tập tại Koyama G.
Chúng tôi cũng có chế độ học bổng và muốn đóng góp vào dịp kỷ niệm 50 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Cơ quan báo chí và đài truyền hình ở Việt Nam cũng đang lên kế hoạch đưa tin về sự kiện này.
Tôi sẽ tham dự trực tuyến từ Ginza, sẽ là một ngày lịch sử.
Ngày này sẽ trở thành một sự kiện dành cho lễ kỷ niệm 40 năm của Koyama G.
Chỉ chênh lệch múi giờ 2 tiếng.
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều nóng.
Tôi còn nóng hơn
Nồng độ oxi trong máu 98・98・99
Nhiệt độ cơ thể 36,1 Đường huyết 161
Mong muốn giảm cân trong mùa hè Đại diện Koyama Yasunari