Hợp tác nông nghiệp và phúc lợi
Tôi thỉnh thoảng nghe thấy từ này trong các đề xuất chính sách.
Từ ngữ mà cơ quan hành chính, chính trị, phương tiện truyền thông đại chúng, học giả, nhà phê bình sử dụng, và trên thực tế tôi chưa bao giờ nghe thấy những người khuyết tật hay những người làm nông nghiệp sử dụng nó.
Đây chẳng phải là tư duy lý tưởng nhìn từ phía xã hội hay sao?
Cá nhân tôi rất ủng hộ việc làm nông nghiệp xung quanh các viện dưỡng lão, bệnh viện dành cho người cao tuổi, trường mẫu giáo, và cũng đã nhiều lần bàn luận với nhân viên trong các viện, nhưng tiếc là vẫn chưa thể cụ thể hóa được ý tưởng đó.
Là 1 thành viên của dự án ong mật Ginza, chúng tôi chăm chỉ trong công việc nuôi ong và làm rượu shochu khoai trên tầng thượng của Ginza.
Phân phát dưa lưới của Tottori cho các cơ sở bà mẹ và trẻ em hay các trường mầm non trên cả nước.
Ở khu vực Tokyo và các vùng lân cận thì mua và ăn gạo Fukushima.
Hiện tại chúng tôi đang có kế hoạch làm một vườn dâu tây trên tầng thượng của một trường mẫu giáo đang xây dựng ở khu vực Tokyo và vùng lân cận.
Tôi đang hình dung ra cảnh các bà mẹ, các cháu nhỏ và nhân viên trong trường mẫu giáo tự trồng dâu tây và tự thu hoạch dâu tây.
Những người nông dân đã hơn 75 tuổi nhưng hàng ngày vẫn ra đồng mà không cần sử dụng dịch vụ chăm sóc điều dưỡng.
Hàng sáng leo núi hái nấm.
Những công việc đã làm từ thời còn trẻ thì vẫn có thể tự mình thực hiện được cho đến khi tuổi đã cao.
Các triệu chứng của bệnh mất trí nhớ cũng ít phát sinh hơn.
Tuy nhiên, đối với một người khuyết tật chưa từng có kinh nghiệm mà làm ruộng thì khá là khó khăn.
Cần thiết phải có rất nhiều hỗ trợ và tình nguyện viên.
Do đó, nó khó để thực hiện và tiếp tục.
Tôi nghĩ rằng hợp tác nông nghiệp-phúc lợi chỉ có thể được thực hiện và duy trì trong trường hợp người nông dân khỏe mạnh không có nguyện vọng sử dụng các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng.
Còn ngoài trường hợp đó ra thì tôi nghĩ rằng cần thiết phải đầu tư rất nhiều tiền thuế, tiền trợ cấp và tình nguyện viên.
Bản thân tôi là một người sống ở khu vực thành thị, có mơ ước về sự hợp tác giữa nông nghiệp và phúc lợi nên tôi rất hiểu cảm giác đó.
Ở khu vực đồi núi, người nông dân đã quen với cuộc sống làm nông nghiệp thì không dễ dàng sử dụng viện dưỡng lão.
Ngay cả những người khuyết tật cũng lớn lên với sự quen thuộc với thiên nhiên và nông nghiệp từ nhỏ.
Một môi trường xã hội như vậy thật đáng mơ ước.
Ngay cả tôi, cũng rất khó để thay đổi nhịp sống và phạm vi hành động của mình khi tôi già đi.
Âm nhạc, thể thao, cờ tướng cờ vây, hay đọc sách nếu không phải được tạo thành thói quen từ khi còn nhỏ, nếu không sau này khi già đi sẽ rất khó học.
Hôm qua là sinh nhật của tôi nên tôi đã nhận được một số bó hoa.
Ngay cả việc chăm sóc hoa cũng khiến tôi bối rối.
Thời tầm 20 tuổi, tôi đã học ở Omotesenke ( trường về trà đạo).
Thật tốt vì tôi đã học nghiêm chỉnh.
Tôi hối hận vì lẽ ra tôi nên có sở thích làm vườn từ khi còn trẻ.
Tôi thích chương trình làm vườn trên TV vào chủ Nhật và xem thường xuyên.
Nhưng bạn sẽ không thể học điều gì nếu không tự tay làm và tự trải nghiệm nó.
Tuần này tôi sẽ đi hái dâu với các gia đình mẹ và con.
Kinh nghiệm nông nghiệp của tôi chỉ là từng này.
Dù vậy thì tôi vẫn hào hứng và mong chờ.
Tôi mong các cháu nhỏ cũng háo hức như vậy.
Kết quả trên máy đo nồng độ Oxi trong máu 99・99・98
Nhiệt độ cơ thể 36,1 Đường trong máu 174
Vườn Koyama Đại diện Koyama Yasunari