Ngày tôi bay đến Kesennuma

Ngày 13 tháng 3 chúng tôi đã bay từ sân bay ở Saitama đến cơ sở ở Kesennuma với 3 máy bay trực thăng chất đầy đồ ăn như là sô cô la các thứ.
Nó được thiết kế giống như một cái hồ cá, toàn bộ được làm bằng thủy tinh nên tôi có thể nhìn thấy rõ dưới chân.
Tôi cảm thấy như mình đang ngồi trên một chiếc ghế bay trên bầu trời.
Lúc đó tôi đã rất sợ hãi.
Kể từ đó đến tận bây giờ, vì quá sợ nên tôi không dám ngồi máy bay trực thăng
Đi bằng trực thăng đến Kesennuma mất 2 giờ 30 phút.
Tôi có thể nhìn thấy khói từ nhà máy điện hạt nhân bên dưới.
Tôi cũng có thể nhìn thấy những thứ bị sóng cuốn vào bờ.
Những thứ tôi cho là cây cối hóa ra lại là con người.
Tôi hướng đến Tohoku với sự căng thẳng, sợ hãi và sứ mệnh.
Chúng tôi buộc phải hạ cánh xuống bãi đậu xe của cơ sở ở Kesennuma.
Khi tôi bước vào sảnh của cơ sở tối om vì mất điện, có rất nhiều phụ nữ mặc quần áo truyền thống của Nhật Bản.
Người dân đã gửi các thành viên gia đình của họ trong cơ sở.
Họ đang đi kiếm các hộ gia đình khác nên muốn giửi người thân của mình ở lại.
Họ trải nệm ở ở sảnh và hành lang trong cơ sở.
Bên trong cơ sở rất lạnh, vì vậy họ đã lót một lớp giấy carton ở dưới tấm đệm cho tôi.
Nguồn điện khẩn cấp trong văn phòng được dùng cho nồi cơm điện và máy nước nóng.
Tất cả mọi người đều có một phần cơm nấm và một bát súp miso.
Dù là các cụ hay là nhân viên.
Các nhân viên đều không thể về nhà và cũng rất lo lắng về sự an toàn của gia đình mình.
Phải mất gần hai tuần để xác nhận sự an toàn của tất cả nhân viên.
Hơn nữa, để phục hồi thảm họa thì nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng ký túc xá cho nhân viên.
Nhà của phần lớn nhân viên đều đã bị phá hủy hoàn toàn.
Những người lớn tuổi trong khu vực đã chạy trốn đến các cơ sở tại thời điểm đó.
Trong các cơ sở bị mất điện và mất nước, nhà vệ sinh và thang máy còn không thể sử dụng, nói gì đến việc ăn uống.
Mùa đông phương bắc nếu mất điện thì không thể sống nổi.
Có một viện dưỡng lão gần biển nước đã dâng lên đến tận tầng 2 nhưng may thay mọi người đã trốn lên mái nhà và sống sót.
Nhưng tôi nghe nói rằng nhiều người già đã chết trong tuyết vào sáng hôm sau.
Một chiếc trực thăng đã bay đến sân bay để mua nhiên liệu, nhưng nó đã không bao giờ quay trở lại.
Sau này tôi mới biết là vì là tư nhân nên họ không bán nhiên liệu cho chúng tôi.
Ngay từ đầu, đó là chuyến đi một chiều.
Tôi định lao ra cứu nhưng đã bị tai nạn.
Cả bố mẹ tôi và nhân viên đều không biết rằng tôi đã bay đến Kesennuma.
Sau lần đó tôi đã rút kinh nghiệm nên đã lắp đặt một chiếc điện thoại vệ tinh trong cơ sở.
Số nạn nhân gặp khó khăn khi trở về nhà giống như tôi đã tăng lên.
Chạng vạng tối, toa xe chở hàng đã chạy hết tốc lực đến cơ sở.
Một đội cứu trợ đã đến từ một bệnh viện ở Yamagata.
Cả hai bên đều rất ngạc nhiên.
Phía đội cứu hộ hẳn đã rất ngạc nhiên.
Chắc họ nghĩ tôi là ma.
Hành trình đi mất 2 tiếng rưỡi.
Trên đường về tôi được đi cùng xe của đội cứu hộ, và sau hai ngày tôi đã có thể trở về Tokyo an toàn.
Đội cứu hộ ở Yamagata đã gửi tôi đến Fukushima, sau đó xe cấp cứu từ Shizuoka đã chở tôi về Tokyo
Trên đường về tôi giống như một gói hàng chuyển phát nhanh.
Tôi đã được giải cứu bởi các đội cứu hộ của Koyama từ khắp nơi trên đất nước.
Tất cả các chi nhánh của Koyama đều tự nguyện điều động các phương tiện cứu trợ đến vùng Tohoku mà không có bất kỳ sự điều phối hay hướng dẫn nào từ tôi.
Từ khắp nơi trên đất nước.
Nhóm cứu hộ của Yamagata cho biết sau trận động đất xảy ra 2 tiếng họ đã bắt đầu hành dộng.
Tôi đi cứu Koyama và được Koyama cứu.
Mỗi lần nhớ lại tình cảnh hôm đó là tôi lại cảm kích trước hành động của các đồng đội lúc đó.
Tôi đã hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc sáng lập nên Thunderbird
Để giúp đỡ người khác, và cũnh giúp đỡ chính mình.
Hành động tình nguyện vẫn là niềm tự hào của Koyama.