Buổi công diễn đầu của Nhà hát Koyama
Yasunari thời ở độ tuổi hai mươi mấy, không chỉ đi xem mỗi phim, mà còn đi xem cả kịch.
Hình như sau phong trào sinh viên là tới đoàn kịch các bạn trẻ.
Có phải là nếu không thể thay đổi Nhật Bản thông qua các hoạt động chính trị thì cố gắng thay đổi văn hóa thông qua kịch không?
Nói chung là nếu không thú vị, hấp dẫn thì sẽ không thu hút được sự chú ý.
Cũng không phải không giống với YouTuber ngày nay.
Trưởng đoàn rất có sức hút.
Tuy nhiên, vào thời đó, các đoàn hài kịch hay nhóm nhạc hài vẫn có mức độ thịnh hành, được ưa chuộng nhất định.
Rakugo (hình thức kể chuyện gây cười truyền thống của Nhật Bản) cũng được yêu thích.
Các liên hoan phim, buổi hòa nhạc và vở kịch đã được tổ chức với sự hỗ trợ của các chính quyền địa phương ở Nhật Bản, nhưng khi thị trưởng, thống đốc thay đổi thì có nhiều trường hợp bị mất đi sự hỗ trợ và các dự án không thể tiếp tục.
Có lẽ đã không bén rễ trong lòng người dân vì phụ thuộc vào trợ cấp.
Văn hóa ngày càng tập trung ở các thành phố lớn và ở Tokyo.
Tất nhiên, chúng ta đang sống trong thời đại có thể thưởng thức nghệ thuật tiêu chuẩn thế giới trên TV hay internet.
Nhưng tiếp xúc với người thật thì khác.
Trong ký ức của con người, cuộc gặp gỡ với người khác vẫn là kỷ niệm lưu lại sâu nhất.
Là bản năng của con người phải không?
Vì sao bây giờ có ít nhà hát kịch nhỉ?
Tôi nghĩ không chỉ do Covid.
Có lẽ mối quan hệ giữa con người trong xã hội đã thay đổi phải không.
Xã hội kiểu nhỏ hẹp sụp đổ, tới thời đại văn hóa đại chúng.
Xã hội Nhật Bản trong tương lai sẽ ra sao?
Trái tim tôi không còn dư dả để theo đuổi hài kịch nữa.
Vì không thể cười.
Vì gánh sức nặng của hiện thực hay trái tim tôi đã già nua, khô héo?
Nhà hát kịch Koyama kỳ ảo.
Việc thành lập đoàn kịch với các nhân viên là một trong những kế hoạch của tôi.
Bản thân tôi đã trở thành diễn viên rồi.
Vai người kinh doanh, gọi là người đại diện của Koyama G.
Tôi đã không còn cách nào ngoài việc tiếp tục đứng trên sân khấu cho đến hết cuộc đời.
Không phải Bóng ma trong nhà hát.
Tâm trạng của bộ phim “LIVING” của đạo diễn Akira Kurosawa.
Đang chuẩn bị cho buổi công diễn đầu của Nhà hát Koyama.
Tiết mục phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Vẫn còn chặng đường nữa cho tới khi khán giả vỗ tay mời diễn viên ra một lần nữa (Curtain Call).
Ngày 195 sau trận động đất Noto
Đường huyết 138
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird
Quản lý trạm chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân địa phương
Giám đốc nhà hát Koyama Yasunari