Điều chỉnh thù lao y tế

Sau dịch corona nhà nước đã phải chi trả số tiền lớn từ công quỹ cho các bệnh viện nên có lẽ thù lao thăm khám y tế của năm tới sẽ bị điều chỉnh thấp xuống.
Đặc biệt là người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính sẽ được giảm.
Các cơ sở điều dưỡng phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng đang trong tình trạng khó khăn về tài chính sẽ càng khó khăn hơn.
Chi phí tu sửa các cơ sở xuống cấp cao chót vót, tiền điện tăng vọt khiến các quản lý cơ sở phải chịu nhiều áp lực.
Trước những khó khăn tài chính và dân số giảm, phía chính phủ đang muốn giảm số lượng các bệnh viện tư nhân vừa và nhỏ.
Sự cải cách trong phương thức làm việc cũng dẫn đến thiếu hụt nhân lực y bác sỹ và y tá.
Nếu như có thể chia bớt một số việc độc quyền của bác sĩ cho y tá thì tốt biết mấy.
Từ giờ trở đi, nha sĩ, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng sẽ có nhiều thời gian hơn so với bác sĩ và y tá.
Tôi thắc mắc không biết liệu có thể thay đổi luật để mở rộng phạm vi nghiệp vụ.
Tại Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới phạm vi nghiệp vụ của y tá rộng hơn.
Không chỉ riêng bác sĩ mới có quyền viết giấy chứng tử.
So với các tiêu chuẩn trên thế giới thì hệ thống y tế của Nhật Bản là một ngoại lệ.
Chúng ta không cần phải giống như Hoa Kỳ, nhưng Nhật Bản cũng không thể cứ tiếp tục như thế này.
Tôi nghĩ việc giữ nguyên cơ chế như hiện nay và chỉ điều chỉnh đơn giá thôi cũng đã đạt đến giớin hạn rồi.
Trước đến nay vào tháng 4 mỗi năm sẽ tiến hành sửa đổi định kỳ.
Nhưng vào năm tới sẽ thành tháng 6.
Quyết định sẽ được công bố trước tháng 4 để cho các cơ sở y tế có thêm chút thời gian.
Không biết liệu trong 2 tháng đó các cơ sở có kịp thay đổi hệ thống quản lý hay không.
Tôi thấy lần thay đổi này sẽ khó nhằn hơn so với trong tưởng tượng.
Nếu muốn giảm số lượng bệnh viện, liệu có các khoản trợ cấp cho việc phá dỡ các tòa nhà bệnh viện?
Không giống như chính sách giảm diện tích nông nghiệp, các bệnh viện có rất nhiều cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Cùng với các khoản vay và các hợp đồng thuê mướn.
Có người muốn bỏ cũng không được.
Nếu thị trường phát triển thì còn có người mua bệnh viện, nhưng hiện tại thì điều đó không mấy khả quan.
Không chỉ phí y tế mà cả bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng cũng sẽ đồng thời được sửa đổi.
Mặc dù thù lao y tế bị hạ xuống, nhưng vẫn chống đỡ được nhờ vào sự phát triển của các viện dưỡng lão.
Riêng ngành điều dưỡng cũng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đóng cửa và phá sản.
Nếu cả hai đều bị giảm xuống cùng một lúc thì sẽ không có lối thoát.
Bạn sẽ làm gì trong khoảng thời hai tháng được gia hạn?
Ban quản lý cần phải tìm ra cách và đưa ra quyết định ngay lập tức.
Ít nhất đó là cách tôi sống sót đến bây giờ.