Người cao tuổi nên đến thực địa
Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số và thiếu nhân lực.
Chính phủ đang đề xuất rằng nên tăng độ tuổi nghỉ hưu và tiếp tục làm việc dù đã lớn tuổi.
Tại Koyama Gruop các bác sĩ, y tá và nhân viên chăm sóc điều dưỡng làm việc cả đời.
Họ đang chạy xung quanh nơi làm việc và chưa từng rời khỏi đó.
Bởi vì họ biết rằng nơi đó là nơi phát sinh ra mọi vấn đề và cũng là nơi có thể làm được những việc có ý nghĩa.
Khi trở nên lớn mạnh các công ty sẽ thành lập trụ sở chính, nhưng tôi chưa từng thấy các bác sỹ hay y tá ngồi tại bàn làm việc ở trụ sở chính bao giờ.
Vì họ đang bận chạy khắp các cơ sở.
Hiện tại vấn đề lớn tron cơ cấu tổ chức của Koyama là có quá nhiều tầng lớp quản lý, chức vụ càng cao thì càng ròi xa thực tế, càng trở nên vô trách nhiệm.
Nói trắng ra là họ mắc bệnh ông lớn.
Giống như công xưởng đặt ở vùng nông thôn còn các giám đốc điều hành thì lại ở Tokyo.
Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là nằm ở những người quản lý ở văn phòng.
Không hiểu sao họ không muốn trực tiếp lãnh đạo để phát huy khả năng mà chỉ muốn làm cố vấn để không phải chịu trách nhiệm.
Tổ chức sẽ không thể thay đổi tốt hơn nếu người điều hành thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc nhưng lại có thẩm quyền và chiếm vị trí cao trong công ty.
Tất cả chúng chỉ là những cái cớ để duy trì hiện trạng.
Việc xử phạt các hành vi lạm dụng chức quyền và quấy rối tình dục trước đây còn quá nhẹ nhàng, vì vậy tôi đã thành lập một nhóm điều tra riêng biệt dưới sự lãnh đạo của các luật sư và kế toán viên hàng đầu.
Ngoài luật sư thì tất cả đều là phụ nữ.
Đàn ông luôn xử phạt nhẹ hơn, còn phụ nữ luôn cứng rắn hơn trước sự bất công và có ý thức về công lý.
Những nhân viên nam hiền lành khi có tuổi thường sẽ nghỉ hưu và về ở ẩn.
Trong ngành phúc lợi y tế những việc này là rất cần thiết, và nó sẽ là một sự khích lệ và an ủi cho những người làm việc tại cơ sở.
Ngoài giám đốc, đội ngũ chủ tịch và cố vấn sẽ tăng ngày càng lên.
Khi một người đàn ông trở nên quyền quy, anh ta sẽ càng trở nên dễ dãi với chính mình.
Khi toàn bộ tổ chức trở nên lớn mạnh thì trách nhiệm thuộc về ai cũng sẽ trở nên không minh bạch.
Từ những vụ bê bối gần đây của các công ty lớn có thể thấy được những người bên cạnh các giám đốc điều hành vờ như không biết gì và cứ thế cho qua.
Đó là những hành vi thiếu trách nhiệm và họ chỉ đang kiếm cớ.
Trong trường hợp đó, tôi quyết định điều những người quản lý làm việc tại văn phòng trở lại quản lý trực tiếp tại cơ sở.
Giảm bớt những người đang đứng ở vị trí cao tại trụ sở nắm những chức vụ như tham mưu hay đô đốc.
Mọi người nên trở thành thuyền trưởng và tự mình ra trận chinh chiến trên biển.
Tôi sẽ giải tán và thu hẹp trụ sở chính của các công ty và tổng bộ, từ đó khoảng cách giữa tôi và cơ sở sẽ giảm đi.
Tôi sẽ trực tiếp xử lý và phê duyệt các đề xuất từ bên dưới trong vòng 48 giờ.
Nhờ có thời đại internet mà những việc trên đều có thể thực hiện được một cách dễ dàng.
Koyama Group có quy tắc 48 giờ.
Nếu trong vòng 48 giờ sau khi đề xuất không có phản hồi thì có nghĩa là đã được phê duyệt.
Vào tối thứ sáu thường có rất nhiều email báo cáo và yêu cầu phê duyệt.
Bằng cách nào đó, tôi phải giải quyết hết tất cả trước tối nay.
Vì cuối tuần tôi luôn rất bận rộn.
Vấn đề quan trọng nhất hiện tại là là tái cơ cấu tổ chức cả công ty.
Và bồi dưỡng những lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm có thể phát triển toàn diện.
Thành thật mà nói thì thay vì nói là do cơ cấu công ty thì chủ yếu vẫn là do tôi quá mềm mỏng.
Những người làm việc tại cơ sở không thể trốn tránh hoặc che dấu vấn đề.
Chính vì là người phụ trách nên cần cùng nhau chịu gian lao vất vả.
Những nhân viên nữ làm việc tại văn phòng cũng thế, họ nghiêm khắc với chính mình hơn và cố gắng bảo vệ những người lao động khỏi những cấp trên vô trách nhiệm.
Hầu hết những quản lý giả vờ không biết gì đều là nam.
Tại sao lại như vậy?
Đây là vấn đề khó hiểu trong văn hóa tổ chức của Nhật Bản.
Vấn đề trong kinh doanh của Nhật Bản là sự vượt trội của phụ nữ và sự yếu kém của nam giới.
Cũng có thể đây là đặc trưng của ngành này.
Tôi nghĩ rằng phụ nữ sẽ thấu hiểu hoàn cảnh của cơ sở hơn.
Dại diện cho cánh đàn ông, tôi phải khâm phục trước phụ nữ.