Căng buồm khi ngược gió

Nên nói gì nhỉ?
Phá sản, đóng cửa, thu nhỏ quy mô, hợp nhất, mua bán, sáp nhập.
Ngành y tế, chăm sóc điều dưỡng là ngành có sự suy thoái, đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh.
Nghe nói rằng các viện dưỡng lão đặc biệt ở khu vực Tokyo và vùng lân cận vẫn chưa có đủ số lượng khách hàng vào kín chỗ.
Cả năm qua không có nơi trúng thầu xây dựng viện dưỡng lão đặc biệt.
Cũng có khu vực không có công ty đăng kí tham gia dự thầu viện dưỡng lão đặc biệt mới.
Môi trường kinh doanh khắc nghiệt đối với cả viện dưỡng lão có phí, nhà ở dành cho người cao tuổi có đi kèm dịch vụ chăm sóc.
Từ xưa đã khắc nghiệt, nhưng tôi luôn tin tương lai sẽ tươi sáng.
Đây là công việc kinh doanh có kế hoạch dài hạn.
Vì số lượng người cao tuổi ngày càng tăng nên có tiềm năng trong tương lai.
Người kinh doanh vốn là đầu tư vào bất động sản nên họ có vốn, tài sản.
Vì vậy, không thể dễ dàng rút lui hay thanh lý.
Nhưng đã được công ty lớn mua lại.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều doanh nghiệp gặp bế tắc trong kinh doanh.
Giải thích là vì Covid, thiếu nhân lực.
Mặt khác, có những điều kiện như khoản vay Corona Zero Zero, nên việc huy động vốn cũng dễ dàng.
Tuy nhiên, nhu cầu thực tế của người sử dụng dịch vụ và bệnh nhân cao tuổi đang giảm dần.
Tình trạng bệnh hay hành vi của người cao tuổi đã thay đổi.
Ngày càng nhiều người không muốn nhập viện, vào viện dưỡng lão, giống như ở các nước Âu Mỹ dù sống 1 mình cô độc vẫn sống độc lập.
Có lẽ là sự cố gắng của thế hệ Baby Boomer.
Đây có thể là điều vui mừng đối với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Tuy nhiên, những người kinh doanh của tư nhân đang gặp khó khăn trong việc tiếp tục duy trì kinh doanh.
Dự đoán trong tương lai thì cũng không thể nghĩ được rằng sẽ thoát khỏi tình trạng này.
Tôi đã từng chứng kiến sự sụp đổ của bong bóng bất động sản ngày xưa ở Ginza.
Từ kinh nghiệm đó, tôi đã thận trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh.
Kể từ 1 năm trước, việc mở rộng kinh doanh đã được thận trọng hạn chế lại.
Từ nay trở đi là tới thời đại doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phá sản dù là trong ngành chăm sóc điều dưỡng.
Có lẽ là ngoài các kế hoạch phát triển kinh doanh quy mô lớn mới, sẽ có nhiều thêm các dự án phục hồi kinh doanh cơ sở, bệnh viện.
Chính vào lúc đó, việc quản lý kinh doanh tập trung vào năng lực hoạt động của nơi làm việc trực tiếp của Koyama sẽ phát huy được tiềm năng của mình.
Ngay cả khi ngược gió, thuyền vẫn tiến về phía trước.
Dù có đi hơi dích dắc một chút.

Ngày 189 sau trận động đất Noto
Đường huyết 166
Tôi sẽ ăn súp rau củ, morning steak, cơm trộn trứng và natto.
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird
Quản lý trạm chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân địa phương
Vẫn buồn ngủ, nhốt mình trong phòng ngủ 21 độ.
Koyama Yasunari