Huấn luyện phân loại bệnh nhân trong y tế khi xảy ra thảm họa bằng kính thưc tế ảo

Huấn luyện “phân loại bệnh nhân” trong y tế khi xảy ra thảm họa bằng kính thưc tế ảo: Báo kinh tế Nhật Bản
https://www.nikkei.com/article/DGKKZO80474240V00C24A5CT0000/

Nỗ lực của khoa y trường đại học nổi tiếng.
Điều đó thật tuyệt vời.
Nhưng tôi muốn nó được mở rộng hơn nữa.
Tôi muốn nó được đưa vào giờ học của y tế và chăm sóc điều dưỡng.
Tôi cũng xem xét việc đưa nó vào bộ phận chuyên môn điều dưỡng.
Việc phân loại bệnh nhân có ấn tượng rằng liệu có phải là đang bỏ rơi bệnh nhân không, nhưng tôi nghĩ đó là những phán đoán để có thể cứu được nhiều người hơn.
Đây là kiến thức cần thiết để ứng biến theo tình huống một cách tích cực hơn.
Trên thực tế, cũng có sự phân loại trong quản lý kinh doanh.
Cách để giúp các nhà quản lý kinh doanh cải thiện kỹ năng ra quyết định là gì?
Tôi chỉ có thể nói từ kinh nghiệm của bản thân.
Tôi chỉ có thể thành thực kể cho hậu bối nghe về lịch sử gian khổ và thất bại trong 40 năm của Koyama G.
Cũng được gọi là chiến lược kinh doanh như câu chuyện.
Đó cũng chính là câu chuyện cuộc đời của Koyama Yasunari.
Trong cuốn nhật ký này có những phần giống như tự truyện của tôi.
Việc không thể nâng lên thành lý thuyết trừu tượng là sự non nớt của tôi.
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề về phúc lợi y tế không thể giải quyết bằng luật pháp hay logic.
Tôi nghĩ về cơ bản đây là công việc mang đậm tính con người.
Tôi đặt nhiều kỳ vọng vào kính thực tế ảo và muốn đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên sẽ không thể hiểu được cốt lõi của Koyama G nếu không hợp nhất và làm việc cùng với các nhân viên của Koyama G.
Vì sẽ không thể lý giải, cảm nhận được.
Không hiểu được.
Cuốn nhật ký này chỉ là lối vào của Koyama.
Chỉ là thiệp mời từ tôi.
Những vị có quan tâm xin hãy xem cơ sở của Koyama G.
Sự ấm áp hay đau khổ của con người đang lan tỏa.
Linh hồn của người quản lý là linh hồn đồng cảm với nhân viên trong nơi làm việc trực tiếp.
Cũng sẽ không thể hiểu được điều này nếu không đến nơi làm việc trực tiếp.
Ít nhất thì không thể đồng cảm.
Tôi không cố đánh lừa bạn bằng lời nói.
Chăm sóc nhóm không thể hình thành chỉ với việc đào tạo.
Tinh thần đồng đội phát triển bằng cách kết nối trái tim nhân viên.
Nếu không như vậy thì sẽ không thể đồng cảm.
Tôi không biết liệu email hay Zoom có thể làm rung chuyển tinh thần đó không.
Hầu hết những điều mà 14,000 người định truyền đạt tới ban lãnh đạo đều không gì khác ngoài sự đau khổ và lo lắng.
Dù có như vậy tôi vẫn muốn chấp nhận tất cả.
Dù 1 ngày chỉ có 24 giờ.
Dù chỉ có 2 mắt để đọc email.
Dù chỉ có 10 ngón tay để gõ email.
Tôi cũng đang lo lắng, phiền não.
Tôi biết ơn vì có những bạn bè đồng nghiệp chấp nhận những phiền não, trăn trở của chủ doanh nghiệp.
Tôi nghĩ rằng già đi có nghĩa là biến những tiếc nuối trong cuộc đời thành lòng biết ơn đối với những người đã hỗ trợ cuộc sống của mình.
Tôi đã hiểu được cảm giác biết ơn ánh bình minh mỗi ngày.
Hạnh phúc khi lại có một ngày hôm nay để có thể làm việc.
Tôi nghĩ vẫn còn quá sớm để siêu thoát nên các bạn hãy yên tâm.
Ngày 127 sau trận động đất Noto
Đường huyết 121 Trà ngon
Đại diện Koyama G Đại diện Thunderbird Koyama Yasunari