Biên giới của cứu trợ thiên tai
Ngày 3/3 xảy ra trận động đất mạnh 7,2 độ richter ở Đài Loan.
Ngày sau đó hình ảnh những tòa nhà bị sụp đổ trong thành phố đã được gửi sang điện thoại của tôi.
Tôi băn khoăn không biết có động đất ở Đài Loan không, nhưng khi tìm hiểu thì tôi biết được rằng Đài Loan cũng là một quốc gia có núi lửa và vài năm trước cũng đã có trận động đất lớn.
Bởi vì có những ngọn núi cao hơn núi Phú Sĩ nên điều đó là đương nhiên phải không.
Cũng có nhiều khách du lịch người Nhật Bản.
Tôi cũng nhớ đến người bạn của tôi mỗi năm đều đi du lịch Đài Loan vài lần.
Không biết những vị trong Hiệp hội viện dưỡng lão vẫn đến Nhật Bản hàng năm có ổn không?
Nhật Bản chúng tôi có thể làm được điều gì không?
Gần đây người ta lo ngại về tình hình quân sự ở vùng biển gần bờ.
Có lẽ việc ra nước ngoài bằng thuyền cũng sẽ bị hạn chế.
Khi Nhật Bản là quốc gia bị ảnh hưởng bởi thiên tai, Đài Loan sẽ là quốc gia đầu tiên đưa ra tuyên bố hỗ trợ.
Dù là bên kia đại dương, thì cũng là nước láng giềng chúng ta biết ơn và đáng tin cậy.
Thực tế thì ngay trong viện trợ cứu trợ chính thức giữa các quốc gia, việc tiếp nhận tốn khá nhiều thời gian.
Sau trận động đất ở Noto, viện trợ tức thì từ Đài Loan cũng bị giữ lại.
Nghe có vẻ lạ, nhưng dù là viện trợ, thì vẫn có quy trình kiểm tra đối với những gì từ nước ngoài đưa tới.
Có lẽ cũng tương tự đối với quân đội của nước đồng minh hay tàu hỗ trợ của chính phủ.
Trong trận động đất lớn phía đông Nhật Bản, hàng viện trợ đầy con tàu đến từ Đài Loan cũng không thể lên bờ.
Bởi vì chưa quyết định được người nhận.
Theo lời nhờ, tôi đã đích thân trở thành người chịu trách nhiệm nhận hàng hóa và nhận tất cả ở viện dưỡng lão ở quận Koto.
Dịch vụ chăm sóc ban ngày ngừng hoạt động, và được sử dụng làm trạm chuyển tiếp vật phẩm, các nhân viên dùng xe Wagon vận chuyển hàng cứu trợ đến Tohoku.
Cơ sở này cũng đang phải vật lộn với tình trạng thua lỗ lớn.
Do vấn đề kiểm dịch, những chú chó cứu trợ thiên tai được gửi từ Pháp cũng không thể vào Nhật Bản.
Cũng có lo ngại rằng những kẻ đáng nghi sẽ lợi dụng thảm họa để nhập cảnh vào đất nước.
Tôi nghĩ đối với quốc phòng thì đó là điều đương nhiên.
Nhưng dựa trên điều đó, rồi lập một hệ thống hợp tác quốc tế nhanh chóng hơn nữa là không thể hay sao?
Chỉ như này thì tư nhân không thể tự hành động.
Không biết gửi hàng cứu trợ tới đâu.
Có lẽ họ đang cố gắng để gửi tiền cho các tổ chức của Nhật Bản ở địa phương của họ.
Các vị trong hiệp hội viện dưỡng lão đang thế nào nhỉ?
Đường trong máu 160
Mạng lưới thiết kế chăm sóc sức khỏe để cho ngày đó
Đại diện Koyama G Koyama Yasunari