Tỷ lệ còn ở lại làm việc của nhân viên được tuyển dụng khi vừa mới tốt nghiệp

Nếu chỉ xét riêng khu vực tokyo và những vùng xung quanh, trong số những nhân viên được tuyển dụng khi vừa mới tốt nghiệp, có đến 1/3 đã nghỉ việc sau 3 năm.
Sau 5 năm, là 1 nửa.
Sau 10 năm, là 90%.
Tức là, dù đã vất vả tuyển dụng, đào tạo để nhân viên lấy được chứng chỉ nhân viên chăm sóc phúc lợi quốc gia, và nghĩ rằng họ đã trở thành những nhân viên kinh nghiệm 10 năm, thì trong công ty chỉ còn lại 10%.
Đây là một phân tích sơ sài, và có sự khác biệt khá lớn tùy thuộc vào công ty, cơ sở và ngành nghề, nhưng tôi thấy khá sốc.
Khu vực tokyo và những vùng xung quanh ngập tràn công việc và thông tin tuyển dụng, vì vậy tôi cảm thấy biết ơn những người trẻ ở trong khu vực này đã chọn nghề chăm sóc điều dưỡng, y tế, chăm sóc nuôi dạy trẻ mà thường bị chế giễu là “3K”, nhưng tôi hy vọng họ có thể cố gắng hơn một chút.
Cứu sống mạng người, bảo vệ mạng người.
Trách nhiệm lớn.
Gần đây, có những vụ việc được gọi là vụ quấy rối đến từ khách hàng, và cũng có những gia đình không có sự cảm kích hay thấu hiểu.
Tôi cũng có thể hiểu được cảm giác tức giận và chán ghét đó.
Tuy nhiên, tôi đã làm việc trong lĩnh vực y tế, phúc lợi xã hội, giáo dục với niềm tự hào, sự hào hứng, có động lực và tinh thần trách nhiệm.
Cũng có nhiều công ty, người kinh doanh gia nhập ngành chăm sóc với suy nghĩ rằng đây là một lĩnh vực kiếm được lợi nhuận, nên bản thân ngành này cũng có vấn đề.
Có lẽ cũng có những người nghe giáo viên giới thiệu và chọn nghề chăm sóc một cách dễ dàng.
Có lẽ có một số người đã hiểu nhầm rằng công việc văn phòng của công ty phúc lợi xã hội là công viêch hành chính không bị áp lực bởi việc bán hàng hay con số.
Cả công ty y tế và công ty phúc lợi xã hội hiện nay đều cần có khả năng quản lý kinh doanh như một doanh nghiệp tư nhân, và việc viện dưỡng lão bị phá sản không còn là điều hiếm gặp.
So với các doanh nghiệp thông thường, tôi nghĩ rằng đây là một lĩnh vực có thể làm việc ổn định và lâu dài hơn.
Tôi cũng mong cầu ngành nghề này nên là ngành nghề như vậy.
Koyama G không chỉ có hệ thống đào tạo để có chứng chỉ nhân viên chăm sóc phúc lợi quốc gia và chuyên viên quản lý chăm sóc, mà còn có quỹ học bổng để theo học đại học và sau đại học qua giáo dục từ xa.
Những nhân viên được tuyển dụng khi vừa mới tốt nghiệp đã làm việc 10 năm, giờ đây chắc chắn đang tiến theo con đường trở thành quản lý cơ sở.
Dù là công việc như thế nào, thì việc cố gắng trong 10 năm là cần thiết.
Hãy nhìn vào những tiền bối đi trước 10 năm.
Có thể tôi, một người đi trước đã mệt mỏi sau 50 năm, không trở thành mục tiêu của các bạn, nhưng tôi sẽ cố gắng trở thành một bệnh nhân, một khách hàng tốt của các bạn.
Câu nói “3 ngày 3 tháng 3 năm" (Nếu có thể kiên nhẫn ba ngày, thì có thể chịu đựng ba tháng. Nếu có thể chịu đựng ba tháng, thì có thể cố gắng ba năm. Nếu có thể cố gắng ba năm, thì có thể chịu đựng cả đời) thật đúng.
Vào thời điểm đó, có vẻ sẽ băn khoăn về việc từ bỏ công việc.
Tôi thì dù có muốn từ bỏ cũng không trong hoàn cảnh để có thể từ bỏ.
Sự lựa chọn trong cuộc đời có phải là ngẫu nhiên hay do sự dẫn dắt của các vị Thần?
Đến giờ tôi vẫn không biết.
Lựa chọn việc làm không phải là chọn con đường dễ dàng, mà nhận ra điều đó thì thường chỉ đến khi cuộc sống đã gần đến hồi kết.
Có lẽ điều này quả thật là trách nhiệm của những người đi trước hơn là của bản thân.
Bên phía tuyển dụng nên giảm số lượng tuyển dụng, chú trọng hơn vào việc đào tạo từng người với nhiều tình yêu thương hơn.
Nếu suy nghĩ từ góc độ của bậc phụ huynh, điều đó là đương nhiên.
Ít nhất thì một người không có con như tôi luôn suy nghĩ như vậy.

Đường huyết 206 Bữa tối là món Trung Hoa. Trên giường có bánh quy sable và Pocky. Hàng trong kho đã hết.
Đại diện Koyama G Đại diện Thunderbird Phó chủ tịch trạm chăm sóc, nâng cao sức khỏe Koyama Yasunari