Cải thiện chế độ đãi ngộ đối với nhân viên không chính thức

Tại các công ty lớn trong ngành phân phối, ngành dịch vụ ăn uống, ngành sản xuất, chế độ đãi ngộ dành cho nhân viên không chính thức sẽ tăng lên ngang bằng với nhân viên chính thức.

Tuy nhiên, có lẽ chỉ có các công ty lớn thôi, các công ty vừa và nhỏ trong cùng ngành sẽ không thể theo kịp, và tình trạng công ty lớn độc quyền chi phối sẽ tiếp tục.

Hơn nữa, dù mức lương theo giờ tăng lên, nhưng có điều kiện là số giờ làm việc tối thiểu hàng tuần bằng 3/4 thời gian làm việc của nhân viên làm việc toàn thời gian trở lên, có bài kiểm tra trình độ chuyên môn và không thể từ chối việc chuyển địa điểm làm việc.

Tóm lại, nhân viên toàn thời gian không chính thức trở thành giống như nhân viên toàn thời gian chính thức.

Tôi nghĩ rằng có số ít người lao động có thể chấp nhận điều kiện này.

Liệu một người mẹ gửi con đi nhà trẻ có thể làm việc theo ca từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều được không?

Thế nhưng khi có lệnh chuyển nơi làm việc thì sẽ làm như thế nào?

Tôi rất ấn tượng khi chính quyền đã quan tâm, tạo điều kiện cho phía công ty.

Từ góc độ công ty, có thể nói rằng nhân viên không chính thức toàn thời gian mang tính chiến lược hơn.

Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành cung cấp nhân viên phái cử?

Có lẽ tùy thuộc vào ngành mà sẽ có sự thu hẹp lại.

Còn ngành y tế, chăm sóc điều dưỡng thì sẽ thế nào nhỉ?

Thu nhập từ bảo hiểm y tế và bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng là cố định theo quy chế, vậy chi phí đó sẽ được bù ở đâu?

Có phải là số lượng người sử dụng dịch vụ thăm khám tại nhà bằng chi phí tự túc sẽ tăng lên không?

Có phải là số lượng người vào sinh sống và sử dụng dịch vụ trong bệnh viện, viện dưỡng lão sẽ tăng lên không?

Tôi nghĩ cải cách bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng lần này nhằm mục đích cung cấp cứu trợ cho những người điều hành cơ sở hơn là cho dịch vụ chăm sóc tại nhà.

Số lượng nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà đang giảm nhanh chóng.

Không phá sản thì có thể thu hẹp quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa.

Mặt khác, các cơ sở thì không thể đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô vì bị ràng buộc bởi các khoản vay lớn của cơ sở và hợp đồng thuê cơ sở dài hạn.

Sẽ phá sản.

Hơn nữa, các viện dưỡng lão đặc biệt còn nhận được trợ cấp khi xây dựng.

Cơ sở phải tồn tại mãi mãi vì lợi ích của xã hội cũng là những ngành mà các nhà kinh doanh không thể rút lui.

Hiện nay, nhiều bệnh viện hay viện dưỡng lão đang được hỗ trợ các khoản vay lãi suất thấp và không lãi suất trong mùa dịch Covid.

Không có biện pháp trợ giúp cho các công ty này.

M&A (sáp nhập, mua lại) cơ sở, và sự độc quyền chi phối của các nhà kinh doanh đang tiến triển.

Koyama G sẽ tiến hành các dự án kế nhiệm công việc kinh doanh vì mục đích cứu trợ.

Tất cả đều là những cơ sở có quy mô vừa và nhỏ cần được xây dựng lại, hoặc những công ty vừa và nhỏ chỉ có một cơ sở.

Các công ty cổ phần ngày càng lớn hơn nhờ vốn góp.

Các công ty y tế và công ty phúc lợi đang bị ràng buộc bởi chính quyền địa phương rất nhiều.

Công ty xã hội không thể theo kịp chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do mới.

Đừng chạy trốn khỏi chính trị.

Những ngày mà công ty tư nhân được hưởng sự tăng trưởng nhờ chế độ mở cửa tự do đã qua.

Tôi nghĩ cuộc đấu tranh sinh tồn là sự xác nhận về lý tưởng sống, giá trị tồn tại.

Đường huyết 154

Vì ngủ quên mất, chưa kịp ăn tối.

Nhà tư bản xã hội

Đại diện Koyama G Koyama Yasunari