20 năm sau trận động đất Chuetsu tỉnh Niigata

Năm nay là kỷ niệm 40 năm thành lập Tập đoàn phúc lợi y tế Koyama, với khởi đầu từ một bệnh viện cấp cứu ở Ginza.
Ban đầu tôi gia nhập Hội thanh niên của phố mua sắm Ginza, và cũng từng phụ trách lập kế hoạch cho lễ hội ở Ginza.
Thời ấy còn là cậu chủ trẻ, nhưng giờ đang ở ẩn ở Ginza.
Từ ban đầu tôi đã thường xuyên tới trung tâm giao lưu khu vực ở Shimbashi và tham gia các buổi học, thảo luận về phát triển đô thị.
Từ phát triển đô thị ở trung tâm thành phố, các dự án về thúc đẩy hoạt động ở địa phương trở nên nhiều hơn, từ đó kết nối tới dự án trạm dừng nghỉ.
Với quan điểm trạm dừng nghỉ là cứ điểm trong mạng lưới chăm sóc y tế trong khu vực và phòng chống thiên tai nên tôi đã tích cực đóng góp ý kiến trong dự án về trạm dừng nghỉ.
Nhiều dự án đã được thực hiện như trạm dừng nghỉ dọc đường, trạm dừng nghỉ bên sông, nhưng tôi nghĩ mọi người đã bắt đầu quên đi ý nghĩa về cứ điểm phòng chống thiên tai ban đầu.
Vào thời điểm xảy ra trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản, người ta đã định sử dụng các trạm dừng nghỉ như là trung tâm sơ tán lánh nạn, cứ điểm vận chuyển hàng hóa, nhưng phải mất nửa năm để chính quyền hành động.
Vào thời điểm đó, các trạm dừng nghỉ đã phát triển mạnh mẽ với vai trò là cứ điểm bán sản vật địa phương, còn vai trò cứ điểm phòng chống thiên tai đã bị lãng quên một nửa.
Sự lãng quên của thời đại.
Vì Koyama G khởi đầu từ một bệnh viện nên tôi hiểu rõ về hoạt động của DMAT (đội y tế hỗ trợ thiên tai) trong Hiệp hội bệnh viện.
Có giám đốc bệnh viện là vị tiền bối tôi kính trọng ở trường cấp ba, là người hoạt động tích cực với vai trò cốt lõi.
Tại nơi xảy ra thảm họa, tôi không thấy cũng như không biết rõ về hoạt động của những nơi như Hội đồng phúc lợi xã hội.
Cấp cứu là y tế.
Tuy nhiên, vào 20 năm trước, có trận động đất Chuetsu ở Niigata, khi đó tôi đã biết được tầm quan trọng của việc hỗ trợ lâu dài từ công ty phúc lợi sau khi xảy ra thiên tai.
Tôi đã thuyết phục giám đốc viện dưỡng lão đặc biệt, người đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động đó, và tôi đưa ra đề xuất xây dựng một mạng lưới, và giám đốc viện dưỡng lão ấy đã đồng ý làm người đại diện sáng lập.
Số tiền để thành lập 2 triệu yên cũng là tôi bỏ tiền quyên góp cá nhân.
Tôi đã ngán thuật ngữ hành chính “Mạng lưới hỗ trợ phúc lợi trên diện rộng trong thiên tai”, nên đã đặt tên là “Thunderbird”.
Đến giờ tôi vẫn thấy đây là cái tên hay.
Từ khi còn nhỏ tôi đã hâm mộ.
Tuy tôi có ý nguyện là chiêu mộ hội viên từ khắp các tỉnh thành trên cả nước và tạo ra một hệ thống có thể hoạt động trong trường hợp xảy ra trận động đất lớn ở Tokyo và các vùng lân cận hay là trận động đất lớn Tokai, nhưng gần đây số hội viên đang giảm đi so với thời mới thành lập.
Với trách nhiệm là người sáng lập, tôi muốn cố gắng lần nữa để tăng cường số lượng hội viên.
Để chiêu mộ thành viên, chúng ta cần những trang thiết bị đáng tin cậy.
Hiện đã có 3 chiếc ô tô KERT đặc biệt trong chiến lược chống Covid, nhưng dự kiến tuần sau sẽ có một chiếc được điều đi.
Ngoài ra cũng sẽ tăng số lượng xe KERT với các đặc trưng và chức năng khác nhau.
Xe chỉ huy phát sóng vô tuyến như một trụ sở di dộng.
Nói cách khác, nó là Thunderbird số 1.
Tôi muốn các bạn hãy kỳ vọng và chờ đợi.
Những người lính già biết ơn về những hoạt động của người trẻ.

Nồng độ oxy trong máu 97・98・99
Nhiệt độ cơ thể 36.6 Đường huyết 241 Sự trừng phạt của bánh cà ri đêm khuya
Những người lính già chắc chắn sẽ quay trở lại Đại diện Koyama G Koyama Yasunari