Phòng chống thiên tai trên bán đảo

30 năm trước tôi đã từng đi tới bán đảo Noto.
Một chuyến đi khảo sát khi tôi nhận được lời mời từ thị trấn phía đầu bán đảo.
Thị trấn mong muốn mở trung tâm chăm sóc phục hồi sức khỏe người cao tuổi mà trong thời điểm đó vẫn còn hiếm.
Khi thử đi tới đó, tôi chỉ thấy mỗi con đường dọc bờ biển để tham quan bán đảo, không có vùng đất bằng phẳng.
Tôi thấy giống với thị trấn Nishiizu (tỉnh Shizuoka).
Cuối cùng thì tôi không tìm thấy mảnh đất phù hợp, kế hoạch cũng không tiến triển, và kết quả là tôi đã từ chối.
Hồi đó không thể đi và về ngay trong ngày nên tôi đã phải ở lại một đêm.
Thời gian để về tới Tokyo là điều khiến tôi cảm thấy mất công sức hơn là về khoảng cách địa lý.
Về điểm này, hồi đó ở Shimane cũng như vậy.
Bán đảo gần giống hòn đảo xa bờ.
Giao thông cũng bất tiện nhưng văn hóa hay nhận thức của người dân thị trấn cũng khép kín.
Cũng có thể nói là họ có tinh thần tự lập mạnh mẽ.
Cũng có thể hiểu được sẽ có sự ngần ngại trong việc di chuyển tiếp đến trung tâm sơ tán phúc lợi (nơi sơ tán của những người cần sự chăm sóc như người cao tuổi, người khuyết tật).
Khoảng 15 năm trước, ở bán đảo Izu, đã từng có thảo luận về việc mở viện dưỡng lão đặc biệt hay tư nhân hóa các bệnh viện công.
Nhưng câu chuyện này cũng dừng lại ở việc xem xét.
Bởi vì việc tuyển dụng nhân sự địa phương cũng như thu hút đầu tư từ bên ngoài cũng khó khăn.
Trong thảm họa trên bán đảo Noto lần này, việc xây dựng lại các bệnh viện và cơ sở phúc lợi bị sụp đổ không phải chuyện đơn giản.
Tôi nghĩ chỉ có thể xây dựng lại ở Kanazawa (thuộc tỉnh Ishikawa) hay vùng đô thị khác.
Điều này chắc chắn đã trở thành vấn đề được đưa ra trong khu hành chính.
Điều này cũng đã xảy ra ở tỉnh Fukushima sau trận động đất lớn phía đông Nhật Bản.
Việc xây dựng lại bệnh viện và cơ sở phúc lợi ở các thị trấn, làng mạc ở những vùng bị thiên tai ngay thời điểm đó là không thực tế.
Dù những người liên quan hiểu được điều đó, nhưng các chính trị gia hay quan chức lấy pháp luật và mong muốn của những người chịu thiệt hại trong thảm họa làm lá chắn, không thể rời khỏi kế hoạch xây dựng địa phương.
Cách duy nhất để vượt qua được rào cản pháp lý là đưa các cơ sở thuộc thôn xã trở thành cơ sở công lập của tỉnh, và tiến hành xây dựng lại ở khu vực thôn xã, thành phố khác bên trong tỉnh.
Tuy nhiên, nếu làm như vây thì công việc vốn có của văn phòng hành chính thuộc chính quyền địa phương sẽ mất đi.
Tôi nghĩ chính quyền địa phương cấp cơ sở của vùng xảy ra động đất lớn nên biến thành các khu hành chính đặc biệt của tỉnh hoặc quốc gia, và trực tiếp rót ngân sách quốc gia vào.
Biến nó trở thành một công viên quốc gia khổng lồ như ở Mỹ cũng hay.
Tôi nghĩ việc xem xét quy hoạch đô thị mới cho bán đảo Noto là trách nhiệm của chính phủ.
Có lẽ là cũng không ai tán thành.
Koyama G cũng có cơ sở ở bán đảo Izu.
Chúng tôi sẽ khẩn trương xem xét lại các kế hoạch phòng chống thiên tai và kế hoạch cứu trợ trong trường hợp xảy ra trận động đất lớn Tokai.
Phòng chống thiên tai ở Tokyo là công việc của chính phủ và chính quyền Tokyo.
Tokyo nên làm gì sau trận động đất lớn ở Kanto?
Có phải là sẽ bắt đầu từ việc phục hồi đất nông nghiệp, sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, bến cảng, sân bay lớn, Disneyland phải không?
Không có gì ngoài tuyệt vọng.
Tư nhân chỉ có thể cầu nguyện.

Nồng độ oxy trong máu 97・96・97
Nhiệt độ cơ thể 36.6 Đường huyết 146
Tới biển và bầu trời Đại diện Koyama G Koyama Yasunari