Gặp nạn sau khi xảy ra thảm họa động đất phía đông Nhật Bản

Trận động đất lớn phía đông Nhật Bản xảy ra vào thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011.
Thực tế là ở Kesennuma có một viện dưỡng lão dọc bờ biển, nước ngập đến tầng 2, tất cả những người cao tuổi sống trong viện đã phải lên tầng thượng lánh nạn.
Tuy nhiên, sáng ngày hôm sau thì tuyết rơi, một số người đã không giữ được tính mạng.
Trong số những người sinh sống trong viện dưỡng lão, cũng có những người nếu không có sự chăm sóc và môi trường ở bên trong viện thì sẽ không thể sống được.
Bởi vậy nên mới có viện.
Bởi vậy nên mới vào viện sinh sống.
Bởi vậy nên nhân viên luôn chăm sóc 24/7.
Khác với cứu hộ khẩn cấp, việc dõi theo và bảo vệ trong thời gian dài là chăm sóc điều dưỡng.
Chăm sóc điều dưỡng là sợi dây kết nối sinh mệnh của người yếu.
Cũng có những người giống với em bé.
Sau đó 2 ngày, vào ngày chủ nhật, tôi đã đứng ở lối ra vào của trung tâm chăm sóc phục hồi sức khỏe người cao tuổi của Koyama G ở Kesennuma.
Từ sảnh tối om do bị cúp điện, rất nhiều người sinh sống trong cơ sở đã ra đón tôi.
Tôi nhớ là có nhiều phụ nữ mặc trang phục truyền thống của Nhật.
May mắn là trung tâm chăm sóc phục hồi sức khỏe người cao tuổi của Koyama G ở Kesennuma nằm trên núi.
Ngày xưa nơi đây là trường tiểu học, xa xưa nữa thì nghe nói nơi đây là đền thờ.
Những địa điểm có đền thờ là nơi lánh nạn khi xảy ra thiên tai.
Đền thờ được xây dựng ở những nơi an toàn như vậy.
Trung tâm chăm sóc phục hồi sức khỏe người cao tuổi đó đã bình an vô sự.
Vào thời điểm xảy ra thảm họa.
Thế nhưng điện, nước, điện thoại đều không thể sử dụng.
Thang máy cũng không hoạt động.
Nhà vệ sinh không thể dội nước.
Nhiều nồi cơm điện và bình đun nước cắm vào nguồn điện khẩn cấp.
Chỉ có cơm nắm và canh miso loại ăn liền, nhân viên và người cao tuổi sống trong cơ sở, hơn nữa, có cả 50 người cao tuổi sống trong vùng đến lánh nạn.
Người cao tuổi của dịch vụ chăm sóc ban ngày cũng không thể về nhà.
Về phía nhân viên, dù có lo lắng cho người nhà thì cũng không thể đi về, điện thoại cũng không thể liên lạc được.
Dù vậy, nhân viên vẫn mang trên mình trách nhiệm và bảo vệ cơ sở.
Tuy lo lắng cho sự an nguy của những nhân viên nghỉ nên không thể liên lạc được, nhưng có thể xác nhận được tất cả nhân viên đều bình an là tận 2 tuần sau đó.
Tôi nhớ ra mình đã từng nghĩ rằng sẽ thật tốt nếu tất cả điện thoại di động nhanh chóng trở thành điện thoại vệ tinh.
Sau đó, tôi đã trang bị điện thoại vệ tinh ở cơ sở đó.
Khu dịch vụ chăm sóc ban ngày và sảnh của cơ sở phủ kín chăn nệm.
Công việc đầu tiên tôi làm sau khi đến nơi là trải bìa cát tông phía dưới tấm nệm trải trên sàn nhà.
Chỉ có như vậy, rét, ai cũng run rẩy.
Để có nước sử dụng thì đã đi ô tô tới con suối gần đó để lấy.
Chất thải thì dùng xô vứt vào vách núi trước cơ sở.
Năm sau đó, vách núi đó hoa nở, cỏ mọc xanh tốt.
Chuyện thật.
Do động đất, mạng lưới thông tin liên lạc trên cả nước bị cắt đứt.
Điện thoại hay email đều không dùng được.
Chỉ có thể dựa vào sợi dây liên kết trái tim.
Trong hoàn cảnh như vậy, tại sao tôi có thể đi đến Kesennuma nhỉ?
Nhận được sự cho phép đặc biệt của chính phủ, cùng với sự giúp sức của trực thăng cứu trợ thiên tai của tình nguyện viên, tôi đã bay đến Kesennuma với hàng cứu trợ.
Bằng 3 chiếc trực thăng.
Đây là cấp phép cho chuyến bay của tư nhân đầu tiên sau thảm họa động đất.
Đó là ngày chủ nhật, ngày 13 tháng 3.
Thực ra là với cả nhân viên hay bố mẹ, tôi đều giữ im lặng, bí mật bay.
Tôi nghĩ nếu nói ra thì sẽ bị phản đối, và tôi dự định đi rồi về trong ngày bằng trực thăng.
Đấy là nếu có thể mua xăng cho chuyến bay về ở sân bay Yamagata.
Còn thực tế là người ta không bán xăng cho chuyến bay về của trực thăng tư nhân, nên tôi không thể từ cơ sở Kesennuma về nhà.
Giống như việc ngốc nghếch đi cứu trợ, rồi bản thân không thể trở về, gặp nạn kế tiếp sau khi xảy ra thảm họa.
Hơn nữa, chuyện ngốc nghếch hơn là giữ bí mật với cả nhân viên và gia đình rồi bay đi.
Điều này làm mất tư cách đội cứu trợ.
Tôi không thể liên lạc với Tokyo hay bất kỳ ai, điều đó khiến tôi mất phương hướng.
Tuy nhiên, ở Kesennuma, dù ở tình trạng không thể liên lạc được, xe Wagon từ bệnh viện của Koyama G ở Yamagata vẫn liên tục tới nơi.
Bỏ qua hành động của mình, tôi đã rất ngạc nhiên.
Rất cảm kích.
Và rồi tôi được chở đến Fukushima bằng chiếc xe đó.
Bản thân tôi cũng được đội cứu trợ của Koyama G đến cứu.
Từ Fukushima, tôi được lên xe cứu thương của bệnh viện ở Shizuoka tới cứu trợ, rồi được đưa đến Tokyo, tôi đã có thể trở về Tokyo.
Xe cứu thương được chuẩn bị sẵn cho tình huống nếu trận động đất lớn Tokai xảy ra, nên đã có được sự cho phép đặc biệt để chạy trên đường cao tốc từ trước đó.
Đường cao tốc trên chuyến xe trở về không một bóng người.
Xăng cho xe cứu thương trên đường về cũng gặp nhiều khó khăn để mua được, vì đây là bán xăng cho tư nhân.
Tôi không thể kể chi tiết về quá trình đó vì nó sẽ gây ảnh hưởng cho trạm xăng đã bán xăng cho tôi.
Lượt đi, là bay trên bầu trời bằng trực thăng, 2 tiếng 30 phút.
Lượt về, chạy trên mặt đất, mất 24 tiếng.
Những bức ảnh chụp nhà máy điện hạt nhân từ trực thăng trên cao đã được phát trong chương trình đặc biệt của NHK.
Lúc xảy ra thảm họa, dù có sống sót, thì những người dân được cứu cũng không thể duy trì mạng sống nếu không có sự giúp đỡ duy trì cuộc sống lâu dài.
Trận động đất ở bán đảo Noto lần này, ở tại nơi đó, có rất nhiều người gặp nạn đang lạnh cóng ở trong nơi lánh nạn, trong ngôi nhà bị cắt điện, nước, ga.
Những hoạt động cứu trợ sẽ còn tiếp tục trong thời gian dài.
Mọi thứ chỉ mới bắt đầu.

Nồng độ Oxy trong máu 96・98・98
Nhiệt độ cơ thể 36.5 Đường huyết 161
Lời cầu nguyện của người già Đại diện Koyama Yasunari