Tàu điện ngầm Ginza

Từ khi có dịch Covid, hàng ngày tôi đi làm bằng taxi.
Nhưng ở Tokyo, tàu điện ngầm là tiện lợi nhất.
Đặc biệt là Ginza.
Ban đầu, tàu điện ngầm bắt đầu ở ga Shimbashi.
Tháp Kabukiza, nơi có bệnh viện Ginza, được kết nối bên dưới lòng đất với 3 tuyến tàu điện ngầm.
Đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ thì không còn gì tiện bằng.
Tôi cũng là người thích đi tàu điện ngầm.
Từ tiểu học đến trung học phổ thông, tôi đi tuyến Marunouchi màu đỏ.
Thời gian ngồi tàu đi học là thời gian đọc sách.
Trên 2 chuyến tàu đi tới trường và đi về nhà, tôi đã có thể đọc 1 cuốn sách mỗi ngày.
Nhưng bây giờ, tôi không thấy ai giở sách, báo trên tàu.
Gần đây, đến người xem điện thoại tôi cũng không thấy.
Có phải là ghét bị nhìn trộm không?
Hay là lúc trên tàu là thời gian nghỉ ngơi, không nhìn vào điện thoại?
Có phải là khoảng thời gian để mắt được nghỉ ngơi phải không?
Cho tới trước khi xuất hiện Covid, tôi luôn đi tàu điện ngầm thường xuyên.
Dù sao thì ở Tokyo, tàu điện ngầm là nhanh nhất.
Nhà ga cũng rất đẹp, và nối trực tiếp với tòa nhà, nên sẽ không bị ướt.
Ngay cả trong tòa nhà trụ sở chính hiện tại, nếu đi qua bãi đỗ xe ngầm, bạn có thể từ tàu điện ngầm vào tòa nhà mà không bị ướt.
Từ tòa nhà trụ sở chính đến Tháp Kabukiza, bạn có thể đi bộ dưới đường hầm, ngay cả những ngày mưa cũng không bị ướt.
Tuy mất gần 30 phút.
Ginza còn là thành phố ngầm nhờ hệ thống tàu điện ngầm và bãi đỗ xe ngầm rộng lớn.
Có thể nói là giống như một hang động bí mật.
Thực tế là cũng có thể đi đến ga Tokyo bằng đường đi bộ dưới lòng đất.
Thông qua Hibiya, Marunouchi.
Mất 1 tiếng.
Nhưng đường đi bộ dưới lòng đất ấy được trang trí bằng những bức tranh liên tiếp, trở thành con đường nghệ thuật.
Kết nối trực tiếp từ dưới hầm vào một tòa nhà lớn.
Có cả trung tâm thương mại, rạp chiếu phim.
Giống như Bóng ma trong nhà hát.
Tôi mong muốn sớm được quay trở lại cuộc sống đi xem phim.
Bằng tàu điện ngầm.

Nồng độ oxi trong máu 98・98・98
Nhiệt độ cơ thể 36,0 Đường huyết 166
Bóng ma trong tàu điện ngầm Đại diện Koyama Yasunari