Koyama trước đây cho đến Koyama của sau này
Tháng tới tôi sẽ 68 tuổi.
Và năm nay cũng là cột mốc đánh dấu kỷ niệm 40 năm thành lập bệnh viện cấp cứu với cha tôi ở Ginza.
Cha tôi một chủ tịch đáng kính đã không còn nữa.
Tất nhiên tôi cũng sẽ như vậy, cuối cùng rồi cũng sẽ biến mất.
Kế hoạch sau này của Koyama là để chuẩn bị cho hôm đó.
Tôi không có người thừa kế.
Các nhân viên nước ngoài cũng đang dần trở thành nhân viên nồng cốt.
Koyama Group rồi cũng sẽ không còn tồn tại.
Cơ cấu tổ chức chắc cũng sẽ được tái tạo hoàn toàn.
Chuyển từ tư nhân sang nhà nước.
Gần 40 công ty sẽ sáp nhập lại và trở thành tổng công ty hợp tác khu vực đứng thứ 10.
Tòa nhà trụ sở cũng sẽ được xây dựng lại.
Sẽ cần ít nhất 5 năm.
Lịch sử hình thành của Koyama Group là quý giá và quan trọng, nhưng cuối cùng nó sẽ trở thành ký ức của quá khứ.
Niềm tự hào của Koyama Group là sau này.
Tôi rất thích nhìn thấy các cơ sở sắp mở.
Những kế hoạch đang được ấp ủ chứa đựng một ước mơ cho tương lai.
Tương lai của những người lao động trẻ.
Sau này tôi sẽ trở thành người dùng và sống ở đó.
Kết hợp y tế, điều dưỡng, chăm sóc trẻ em và cuộc sống hàng ngày.
Mạng lưới thiết kế chăm sóc sức khỏe.
Tôi sẽ cố gắng hết sức để tạo nên một Koyama tiếp theo.
Cụ thể, sẽ bắt đầu từ đào tạo đội ngủ quản lý điều hành cấp trung.
Tôi muốn thiết kế một cơ sở không chỉ là cơ sở chăm sóc y tế kiểu bảo tàng mà còn là nơi tổ chức đám cưới và đám tang.
Tôi dự định sẽ rải hài cốt của mình tại Vịnh Tokyo.
Không cần thiết phải mai táng ở nghĩa trang.