Chi phí bán hàng từ thiện
Cậu Yasunari là sinh viên đại học.
Cuối tuần sẽ tụ tập ở Kabukicho hoặc Golden Gai ở Shinjuku.
Tập trung ở đó là những người muốn trở thành nhà văn, đạo diễn và diễn viên.
Họ tự cho mình là tàn dư của những người tham gia phong trào sinh viên.
Tôi đã ủng hộ các phong trào công dân về phản đối chiến tranh và vấn đề môi trường.
Cựu sinh viên ngồi quầy bên cạnh say xỉn gục xuống và khóc, dù nhìn thế nào thì tôi cũng thấy vốn anh ta không hợp làm người tham gia phong trào cách mạng.
Tôi ngay từ ban đầu đã là một công dân hòa bình mềm yếu, không màng thế sự, mục tiêu trở thành học giả sống trong rừng trúc.
Bây giờ vẫn như vậy.
Shinjuku đó cũng là nơi tụ tập các hoạt động diễn kịch của sinh viên.
Các đạo diễn hay diễn viên sau này trở thành tên tuổi lớn đã đến đó uống.
Ở quán bar nào thì người thích uống rượu ngồi bên cạnh sẽ đột nhiên trở thành bạn thân.
Nhưng sau đó sẽ trở thành cuộc chiến bán vé xem kịch hay vé buổi hòa nhạc.
Nói rằng đang có vé xem buổi hòa nhạc hay buổi biểu diễn của bạn thân.
Đương nhiên là sẽ nghĩ rằng phải mua vé cho bạn.
Cậu Yasunari thời đó thấy phim ảnh thú vị hơn, nhưng cuối cùng lại mua vé cho người bạn nhậu ngồi cạnh ngày hôm đó.
Tại sao mà người đó nói rằng chỉ còn lại đúng 1 tấm vé.
Anh ấy nói rằng muốn tặng nó cho tôi.
Chuyện đấy không thể được.
Người mà ngồi 1 mình uống cốc Suntory trắng ở quầy bar quán rượu ở Shinjuku, thì biết được rằng đó không phải người giàu có.
Vào thời đó, tất cả những người bạn tham gia diễn kịch của tôi đều đang làm công việc bán thời gian cả ngày và say mê diễn kịch.
Chắc hẳn chưa từng vào buổi học nào.
Cũng có sinh viên năm 7 ở trường Waseda.
Dù được nói là nhất định bạn hãy đến nhé, thì chỉ trả tiền, rồi tặng lại tấm vé đó cho người khác.
Chắc hẳn cậu Yasunari cũng có ý đồ là bán lại vé, nhưng chưa thành công bao giờ.
Tóm lại, việc việc bán vé tốn tiền và thời gian.
Khi tôi trao đổi với các sinh viên nữ và được họ rủ tới quán cà phê, thì thường là họ rụt rè lấy tờ quảng cáo hoặc tấm vé trong túi xách ra.
Cậu Yasunari muốn mau chóng đi nhậu nên đã mua tấm vé đó không do dự.
Rốt cuộc đã mua bao nhiêu tấm nhỉ?
Dù có đi xem buổi biểu diễn vào cuối tuần, thì có phải là sẽ say rượu và ngủ quên hay không?
Mọi người đều cường điệu vai diễn và la hét liên tục.
Không thể thấy thú vị.
Chỉ toàn xuất hiện Macbeth.
Có phải vì ký ức thời đó, mà trong cuộc họp tôi thấy mình đang hóa thành Hamlet hay Romeo trong vở kịch của Shakespeare.
La hét liên tục.
Ai đó hay giúp tôi dừng lại.
Muốn nói điều gì nhỉ?
Việc bán vé mất thời gian, công sức và tiền bạc.
Chi phí cà phê tại quán cafe, chi phí đi lại và thời gian.
Bởi vì thời gian làm thêm sẽ giảm.
Tôi từ thời đó đã là một nhà tài trợ tốt.
Đó là cách tôi làm quen nghệ thuật, sân khấu và điện ảnh.
Tôi rất yêu thích những người trẻ không có tài năng hay tiền bạc, chỉ có ước mơ và tham vọng.
Tôi luôn ở ghế khán giả chứ không phải trên sân khấu.
Vì sao nhỉ?
Vì tôi nhận thức được sự thiếu tài năng của mình.
Thay vì nỗ lực, tôi mua sách và đọc.
Mua vé và xem trên sân khấu
Khán giả giàu có thì thoải mái hơn.
Nhưng cũng cần vai trò yêu thương, động viên những người trẻ đang mơ ước.
Và điều đọng lại trong ký ức của tôi tới giờ là chị gái và người yêu ngay trước mặt tôi, cố gắng bán hết vé xem buổi biểu diễn của em gái hay phim do người yêu làm đạo diễn.
Tại sao tôi lại nhớ tới điều này nhỉ?
Vấn đề về vé dự tiệc của các chính trị gia đang xôn xao trên các phương tiện truyền thông gần đây.
Cũng có nhiều thư ký mang theo vé dự tiệc của chính trị gia đến văn phòng của tôi.
Nếu là bữa tiệc của chính trị gia hiểu rõ về phúc lợi y tế, chắc chắn tôi sẽ mua ít nhất là hai vé.
Tôi nói đó là ít nhất.
Thư ký hay những người trong nhóm hỗ trợ đang tốn công sức, thời gian, tiền bạc.
Không có nghĩa là sẽ được đăng ký trực tuyến.
Chẳng phải cũng có tiền được sử dụng cho chi phí thăm hỏi và mua quà cáp mà không ghi biên lai hay sao?
Nói vậy không có nghĩa là tha thứ cho những chính trị gia ép buộc xuất hóa đơn.
Làm thế nào để được cho phép nâng cao phí giao tiếp trong đơn xin thuế?
Trước đây, tôi nghĩ nhà văn hay bác sĩ tự mở phòng khám, bệnh viện được phép kê khai 75% dự toán chi phí.
Bây giờ có lẽ khác rồi.
Nếu cho phép 10% quỹ về chính trị là chi tiêu bí mật, không có biên lai thì thế nào nhỉ?
Giống như quỹ bí mật của Ban thư ký Nội các.
Còn tốt hơn là nhận chiết khấu sau lưng từ một công ty xây dựng.
Từ nay trở đi, tôi nghĩ chỉ cần mua nhiều nhất là hai vé cho bữa tiệc của chính trị gia.
Ở đâu cũng bán vé giống nhau.
Dành cho diễn viên hâm mộ.
Dành cho người thầy đáng kính.
Tôi sẽ mua sự chân thành đó, của những người đến giúp đỡ người khác.
Người có tiền thì.
Tôi không có hứng thú với diễn viên hay đạo diễn.
Nhưng tôi thích thế giới hư cấu trên sân khấu.
Hơn là sự thật xấu xí, đau đớn.
Có lẽ đó là lý do ở tuổi này tôi vẫn đến Disney và rạp chiếu phim.
Nào, bây giờ tôi sẽ đi tắm và bắt đầu một ngày đối mặt với thế giới thực.
Không, tôi nhầm.
Hôm nay là chủ nhật.
Là ngày xem phim trên TV.
Ngày chủ nhật thì không nhé.
Tôi nhớ đến bộ phim bối cảnh ở Hy Lạp của Melina Mercouri.
Những liên tưởng của tôi gần đây cứ lan man.
Cuộc đời là sân khấu. Con phố là nhà hát.
Tôi say, gào thét về những chuyện như thế.
Ở trên đường phố Shinjuku vào đêm khuya.
Nồng độ oxy trong máu 95・97・98
Nhiệt độ cơ thể 36.4 Đường huyết 171 Bánh mì Anpanman lúc đêm khuya
Hamlet già Đại diện Koyama Yasunari