Tiếp tục duy trì và đào thải
40 năm trước, bệnh viện Ginza đã phá sản đã có 93 giường.
Ngay ở thời đó, người ta nói rằng bệnh viện tư nhân dưới 150 giường sẽ không thể tiếp tục duy trì trong tương lai.
40 năm sau đó, các nhà cầm quyền vẫn nghĩ rằng có quá nhiều bệnh viện vừa và nhỏ, và quá nhiều bác sĩ mở phòng khám tư.
Hệ thống y tế của Nhật Bản là sự kết hợp tư tưởng của chế độ nhà nước quản lý, can thiệp của châu Âu, và hệ thống kinh tế tự do của Mỹ, và tôi nghĩ nó cũng có những điểm tốt trong thời kỳ tăng trưởng dân số.
Tuy nhiên, trong thời đại dân số giảm và khó khăn về tài chính, thì hệ thống sẽ sụp đổ trong tương lai.
Hoặc là tài chính quốc gia sẽ sụp đổ, hoặc là các bệnh viện, phòng khám sẽ khổ sở vì khó khăn tài chính.
Cuộc giằng co này đã diễn ra không ngừng giữa nhà nước và các tổ chức trong ngành như hiệp hội bác sĩ, hiệp hội y tá.
Tại các bệnh viện đa khoa cấp cứu đang thiếu các bác sĩ ngoại khoa.
Vì vậy nên giường bệnh đang trống.
Tuy nhiên, ở các các bệnh viện vừa và nhỏ cũng đang thiếu bác sĩ.
Số lượng bác sĩ cũng đang giảm đi ở các khu vực nông thôn và khu vực ít dân cư.
Vừa duy trì hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân, vừa phân bố một cách hợp lý các bệnh viện trên cả nước.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế chủ nghĩa tự do, có chế độ bác sĩ tự do mở bệnh viện.
Ngay cả những chính sách lý tưởng với nhiều mặt tích cực cũng đang đi đến giới hạn.
Điều tương đối thành công trong hệ thống, chế độ của Nhật Bản chắc chỉ có việc bố trí và hoàn thiện các trường tiểu học và trung học cơ sở trong giáo dục bắt buộc.
Cũng liên tục có những lời kêu gọi tự do hóa và mở rộng nông nghiệp, nhưng để thực hiện được thì có lẽ sẽ còn rất lâu nữa việc chuyển giao thế hệ mới kết thúc.
Trong nền kinh tế tự do toàn cầu hiện nay, thật khó để tiếp tục công việc trong ngành dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Nhật Bản đã bị Trung Quốc chế giễu là quốc gia xã hội chủ nghĩa thành công nhất trong lịch sử, nhưng ngay cả với thành công đó, tương lai vẫn chưa chắc chắn.
Vì thế, việc đào thải các nhà kinh doanh dịch vụ y tế sẽ bắt đầu.
Tương lai của việc điều hành, kinh doanh dịch vụ y tế của Koyama G sẽ phát huy sức mạnh của mình trong thời đại đào thải đó.
Hợp nhất y tế và điều dưỡng.
Khám chữa bệnh trực tuyến là một trong những công cụ đó.
Đề xuất xây dựng cơ sở phức hợp bán thuốc theo đơn, điều dưỡng và y tế.
Dù có sự hiểu biết, kiến thức từ kinh nghiệm 40 năm chiến đấu gian khổ, nhưng vẫn thiếu nhân lực và nguồn vốn.
Người có tri thức hãy sử dụng tri thức.
Người không có tri thức hãy sử dụng tiền.
Người không có cả tri thức và tiền thì hãy đổ mồ hôi.
Câu ca dao tục ngữ Việt Nam được nhà văn Takeshi Kaiko yêu thích và giới thiệu.
Nồng độ Oxy trong máu 99・98・99
Nhiệt độ cơ thể 36.3 Đường huyết 134
Người theo chủ nghĩa xã hội tự do Đại diện Koyama Yasunari