20 năm sau trận động đất Chuetsu

Người nảy ra ý tưởng thành lập Thunderbird và kêu gọi thành lập là tôi.
Bữa tiệc đêm ở nhà trọ sau buổi họp nghiên cứu, chuyến tới thăm khu vực chịu thảm họa sau trận động đất Chuetsu.
Người đứng đầu chính quyền địa phương có khả năng lãnh đạo và đưa ra quyết định sáng suốt khi mở trung tâm sơ tán.
Họ đã xây dựng nhiều trung tâm sơ tán lánh nạn trên đất tư nhân rộng lớn.
Sau đó, công ty phúc lợi xã hội địa phương đã vận hành những trung tâm này.
Thời đó, chưa có công ty phúc lợi xã hội nào hỗ trợ thiên tai như vậy.
So với các cơ sở y tế, các công ty phúc lợi, hội đồng phúc lợi xã hội, chính quyền địa phương chỉ giới hạn ở khu hành chính, ít các hoạt động hỗ trợ tới các vùng xa.
Hoạt động hỗ trợ cùng nhau giữa lãnh đạo khu hành chính và công ty phúc lợi xã hội tại địa phương thật tuyệt vời.
Quá ấn tượng với điều này, tại bữa tiệc đêm của nhà trọ, tôi đã đề xuất với giám đốc viện dưỡng lão đặc biệt về việc thành lập một tổ chức cứu trợ thiên tai.
Thành lập mạng lưới từ cơ sở chăm sóc điều dưỡng trên toàn quốc.
Tôi đã nhờ giám đốc cơ sở làm người đại diện.
Với tư cách là người đề xuất thành lập ban đầu, tôi cũng trở thành phó đại diện và quyên góp 2 triệu yên tiền chuẩn bị thành lập.
Giám đốc cơ sở đó đã làm việc với chính quyền để thành lập, tên ban đầu là Mạng lưới hỗ trợ phúc lợi thiên tai trên diện rộng.
Tên này quá dài. Không nhớ được.
Không hợp với gu của tôi.
Vì thế tôi đã đề xuất cái tên Thunderbird.
Tôi chỉ định đặt tên như một biệt danh, nhưng cái tên đó đã được đón nhận nồng nhiệt.
Bây giờ nó đã được biết đến trên khắp cả nước.
Người đại diện đầu tiên đã có rất nhiều cống hiến, nhưng đã bị bệnh và qua đời, và bây giờ tôi làm người đại diện.
Trận động đất Chuetsu, trận động đất lớn phía đông Nhật Bản.
Thành lập Thunderbird với sứ mệnh truyền những kinh nghiệm đó cho các cơ sở y tế và phúc lợi khắp cả nước.
20 năm đã trôi qua, nhưng mục tiêu đó đã đạt được chưa?
Trong các hoạt động của Thunderbird cho đến nay, cũng có một số hoạt động cần xem xét lại.
Không nói là FEMA của Mỹ phiên bản tư nhân, nhưng với tư cách là mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau của tư nhân thì vẫn chưa đủ.
Trận động đất lớn Tokyo và vùng lân cận, động đất rãnh Nankai.
Ở khu vực đó có rất nhiều cơ sở y tế và phúc lợi Koyama G.
Để tồn tại, tôi muốn mở rộng tổ chức hỗ trợ lẫn nhau.
Koyama G cũng hành động dựa theo triết lý hỗ trợ lẫn nhau này.
Hôm nay tôi tới Osaka.
Những cuộc gặp gỡ tình cờ mới trở thành một phần tất yếu trong kinh doanh.
Cuộc đời tôi là những chuỗi ngày như thế.

Ngày 298 sau trận động đất Noto Đường huyết 130
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird Phó chủ tịch trạm chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân địa phương
Tối qua là lần đầu tôi xem phim của Uzbekistan.
Tôi đã đặt mua vé số lượng lớn và sẽ tặng cho những người có nguyện vọng.