Việc phục hồi chức năng ở vùng chịu thiệt hại do thiên tai

Hôm qua, tôi đã chủ trì một buổi hội thảo trong giờ ăn trưa (hội thảo tận dụng giờ ăn trưa, vừa ăn trưa, nghe diễn thuyết, thoải mái trao đổi) tại hội thảo khoa học phục hồi chức năng Nhật Bản.
Các y tá, chuyên viên vật lý trị liệu đã đến hỗ trợ trận động đất ở Noto, và cả tôi đã lên bục phát biểu, báo cáo tình hình tại vùng thiên tai.
Vì là hội thảo học thuật phục về phục hồi chức năng, nên chúng tôi tập trung vào tình trạng lây nhiễm trong cơ sở và biện pháp ứng phó.
Nêu ra các vấn đề từ góc độ y tế, chẳng hạn như tình trạng vệ sinh của nhà vệ sinh hay đồ dùng để ngủ.
Tôi đề xuất nên thay đổi hệ thống hỗ trợ với nhận thức rõ ràng về sự khác biệt giữa hệ thống hỗ trợ y tế khẩn cấp trong giai đoạn đầu hỗ trợ vùng thảm họa, và việc quản lý các bệnh mãn tính tại các trung tâm sơ tán lánh nạn là nơi tiếp tục hỗ trợ trong vài năm sau đó.
Thêm vào đó, tôi cũng báo cáo về việc bắt đầu công việc quản lý chế độ ăn uống hay tập thể dục hàng ngày thông qua khám chữa bệnh trực tuyến.
Tôi muốn tổ chức một buổi hội thảo trong giờ ăn trưa giống như vậy tại hội thảo khoa học phục hồi chức năng Nhật Bản vào năm tới, và báo cáo về những điều chúng tôi kiểm chứng bằng thực nghiệm trong 1 năm.
Kiểm chứng rằng nhân viên y tế tại các cơ sở, bệnh viện không cần phải đến khu vực thảm họa, vẫn có thể hỗ trợ quản lý sức khỏe cho nạn nhân trong thảm họa tại địa phương thông qua trực tuyến.
Tôi cũng trao đổi với chuyên gia tư vấn tâm lý có chứng chỉ quốc gia về việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần.
Chính nạn nhân trong thảm họa tại địa phương lại mạnh mẽ.
Mặt khác, tôi lại lo lắng về sự căng thẳng, áp lực của các tình nguyện viên đến hỗ trợ nạn nhân trong thiên tai.
Đây cũng là nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng.
Không được để trở thành tai nạn lao động.
Việc phát triển xe KERT và xe cắm trại dùng để cứu trợ thiên tai cũng là một phần trong đó.
Đối tượng nghiên cứu của tôi là tính mạng và sức khỏe của các nhân viên y tế phúc lợi, những người mạo hiểm mạng sống để cứu tính mạng người khác.
Sau đó là lo lắng về áp lực, căng thẳng tinh thần của gia đình.
Nếu không bảo vệ sức khỏe và tính mạng của nhân viên, nhân viên sẽ không thể toàn tâm toàn ý chiến đấu với thiên tai.
Tôi luôn tự hào về hoạt động hỗ trợ hậu cần của Koyama G.

Ngày 166 sau trận động đất Noto
Đường huyết 150
Ăn món “Đậu phụ đậu nành yose” của thành phố Tokamachi, thơm ngon.
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird
Quản lý trạm chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân địa phương Koyama Yasunari