Những ngày tháng bình yên
Trong những ngày nghỉ lễ liên tiếp trước khi xuất hiện Covid, tôi chìm đắm trong các bảo tàng nghệ thuật và rạp chiếu phim ở Tokyo.
Năm nay thì hầu hết là chỉ ở trong nhà.
3 bữa ăn đều là em gái tôi nấu cho, bít tết với món súp rau củ, đậu phụ, thịt gà.
Tôi đã thử nấu cơm, luộc mì soba, mì ramen.
Rã đông mì udon đông lạnh trong lò vi sóng.
Đây là món ngon nhất.
Nói cách khác là luyện tập cắm trại một mình tại nhà.
Đây là bài huấn luyện xem nếu trận động đất lớn ở khu vực Tokyo và vùng lân cận xảy ra, phải ở trong nhà thì có thể tự mình duy trì trong bao nhiêu ngày.
Tôi cũng thử đếm số đồ hộp, nước khoáng đang dự trữ, nhưng tôi muốn cố gắng trong khoảng hai tuần.
Tất, đồ mặc lót bên trong, áo polo, tất cả đồ của tôi từ thời tôi còn chơi gôn vẫn còn.
Cả giày thể thao.
Tôi cũng để ý tới thuốc hay xà phòng.
Hoàn toàn không có rượu mạnh, đồ có còn để khử trùng, nhưng có rất nhiều nước hoa có thể nâng cao tâm trạng.
Tôi cũng đã nghĩ đến việc dự trữ thực phẩm đông lạnh trong tủ đông.
Sẽ mất điện, nhưng nếu chúng ta ăn thực phẩm rã đông tự nhiên thì có thể dùng trong vài ngày.
Trong thời gian tới, tôi muốn dự trữ thực phẩm đông lạnh.
Gần nhà tôi có khách sạn của JICA hay trung tâm huấn luyện phòng cháy chữa cháy nên tôi nghĩ mình có thể dựa vào những nơi đó.
Tôi đã tìm kiếm nội dung trên TV, tin tức trên Internet, YouTuber.
Kết quả của cuộc bầu cử quốc gia hay tin tức về trận động đất Noto.
Nhưng mà chỉ bật lên rồi nằm trên giường nghe.
Mỏi mắt nên nằm trên giường nghe như nghe hát ru.
Tôi nghĩ tôi cô đơn và cần nghe giọng nói của ai đó.
Tôi luôn thích đông người, nhiều ý kiến trao đổi qua lại.
Tuy là tôi không biết người nghe lý luận của tôi cảm thấy thế nào.
Hình ảnh cha mẹ đã mất của tôi hiện lên đây đó trong nhà.
Nhà có ma à?
Sống cùng linh hồn cũng vừa hoài niệm vừa ấm áp.
Liệu đây có phải là những ngày tháng bình yên của tôi không?
Sự sụp đổ kép của phúc lợi y tế.
Trận động đất lớn ở khu vực Tokyo và các vùng lân cận.
Dù sợ hãi nhưng tôi vẫn nghĩ về việc ngày mai sẽ làm.
Trong 40 năm chúng tôi luôn xây dựng các cơ sở mới.
Tôi đã không giao phó ước mơ của mình cho tương lai.
Lo sợ rằng tuổi thọ của các cơ sở, bệnh viện hiện tại sẽ kết thúc.
Hơn là việc mở đường cho tương lai, tôi luôn lo sợ bị nuốt chửng bởi cơn sóng thần của sự thay đổi thời đại từ phía sau.
Nỗi lo sợ khi chứng kiến quá nhiều công ty phá sản khi vỡ bong bóng bất động sản 40 năm trước vẫn còn đọng lại.
Tất cả các viện dưỡng lão có phí của các công ty đã thay đổi công ty điều hành.
Bất động sản vẫn còn nhưng công ty điều hành đã phá sản.
Vì vậy tôi đã chuyển sang kinh doanh công ty phúc lợi xã hội, công ty y tế.
Không phải là vì mục đích sống sót cho người quản lý là tôi.
Mà bởi vì muốn bảo vệ vị trí cho nhân viên mình.
Nhưng về mặt thể chất, khi tới độ tuổi này, không còn điều gì đáng sợ với tư cách cá nhân nữa.
Là tâm trạng “Hãy mang đến đây mũi tên hay khẩu súng đều được”.
Tôi đang lên kế hoạch cho khuôn viên trường Koyama có thể còn tồn tại sau trận động đất lớn.
Trở thành căn cứ phòng chống thiên tai của Thunderbird.
Trở thành cứ điểm của dự án ong mật Ginza, trang trại chăm sóc phúc lợi liên kết giữa nông nghiệp và phúc lợi.
Ý tưởng của tôi luôn xuất phát từ việc phát triển đô thị.
Người dân khu phố là gia đình của Koyama G.
Đường trong máu 132
Ngày 121 sau trận động đất Noto
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird
Đại diện Koyama Yasunari