Cuộc chiến trên trời

Tiền thù lao khám chữa bệnh trong năm tài chính tới dự kiến tăng 0,88%.
Với điều này thì những sửa đổi trong năm tài chính tới sẽ bị đánh giá là không có tác dụng trong việc thúc đẩy giảm bớt gánh nặng tài chính.
Việc sửa đổi thù lao khám chữa bệnh diễn ra 2 năm 1 lần, đang được lên kế hoạch cho năm tài chính tiếp theo.
Đây là cuộc chiến của các vị thần diễn ra trên trời giữa hiệp hội bác sĩ, Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi và Bộ Tài chính.
Mức thù lao y tế được quyết định chi tiết đến mức khó tin.
40 năm trước, tôi dốc toàn bộ sức lực để có được thông tin từ hiệp hội bác sĩ và chuyên gia tư vấn càng sớm càng tốt.
Sau đó, tôi sẽ thử mô phỏng thu nhập của bệnh viện sẽ thay đổi như thế nào bằng cách kết hợp sự kiểm tra và cho thử giá thuốc vào hóa đơn thù lao khám chữa bệnh.
Đây là công việc của người điều hành.
Giờ nghĩ lại đó là một việc phí công vô ích.
Vì thế tôi đã lập kế hoạch kinh doanh thu chi cho năm tới và nghĩ về việc quay vòng vốn.
Có lẽ việc này đã được thực hiện trên khắp Nhật Bản, vậy việc này là như thế nào nhỉ?
Trên mặt đất, nếu được nói thay nơi đang trực tiếp chăm sóc người sử dụng dịch vụ, bệnh nhân đang rất vất vả chiến đấu, thì dù có tăng thêm 0,88% bổ sung tiền xăng cũng không thể thắng trong cuộc chiến này.
Tôi muốn giảm đi những công việc mà chỉ có chứng chỉ của bác sĩ và y tá mới có thể thực hiện được.
Người phóng tên lửa hay người phóng đại pháo, nếu không có chứng chỉ thì không thể sử dụng vũ khí.
Giống như là bằng cấp của thuyền trưởng tàu tuần dương và của thuyền trưởng tàu sân bay khác nhau.
Giám đốc trung tâm y tế phải là bác sĩ, nhưng trên thực tế, tôi nghĩ nếu là công chức hành chính am hiểu về hành chính sẽ tốt hơn.
Chắc hẳn phải hiểu rõ điều này khi ứng phó với Covid.
Việc đo thị lực dù không phải bác sĩ vẫn có thể đo tự động bằng máy.
Việc tiêm vắc xin cũng vậy, ở nước ngoài, y tá hay kỹ thuật viên xét nghiệm đều có thể thực hiện.
Có phải là những người mắc bệnh tiểu đường hàng ngày phải tiêm insulin có thể tự mình làm được phải không.
Việc đo cân nặng khi khám sức khỏe thì không phải là y tá cũng có thể thực hiện được.
Nghe nói giấy báo tử ở Mỹ thì ngoài bác sĩ ra thì cũng có thể cung cấp bởi người khác.
Ít nhất thì việc chăm sóc cuối đời trong cơ sở có thể liên kết giữa việc khám trực tuyến của bác sĩ và y tá tại nơi chăm sóc trực tiếp không?
Trên thực tế, nhân viên làm đến những công việc như thế đang rất cấp bách.
Tôi muốn số lượng sinh viên trong chỉ tiêu của trường điều dưỡng, khoa y tăng lên.
Không phải tất cả những người tốt nghiệp khoa luật đều trở thành luật sư.
Không phải tất cả những người tốt nghiệp khoa văn học đều trở thành nhà văn.
Không phải tất cả những người có bằng kiến trúc sư cấp độ 1 đều làm công việc của nhà thiết kế.
Không phải tất cả những người tốt nghiệp trường về chuyên ngành làm đẹp đều làm việc tại các tiệm làm đẹp.
Hơn nữa, ngày càng nhiều bác sĩ dù đã cất công học và tốt nghiệp khoa y, nhưng chọn theo công việc trong lĩnh vực kinh doanh tài chính hay công nghệ thông tin với mức lương cao hơn.
Dù chỉ là số lượng những người có bằng cấp nhưng chưa làm việc thôi, thì nếu mở rộng phạm vi khoa y thì thế nào nhỉ?
Nha sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm và cả chuyên gia dinh dưỡng đang được đào tạo ra nhiều hơn so với nhu cầu.
Vì vậy có sự cạnh tranh, học hỏi, cùng nhau phấn đấu.
Tiền lương cũng tự nhiên giới hạn lại phải không.
Chính vì là một ngành có giá cả được nhà nước ấn định, nên tôi nghĩ sẽ tốt nếu cho phép nhiều hơn nữa việc khám chữa bệnh với chi phí hỗn hợp ( kết hợp chi phí bảo hiểm trả và bệnh nhân tự trả) để có thể thực hiện nhiều phương pháp khám chữa bệnh khác nhau.
Tôi cũng hiểu rằng trong ngành không có ai ủng hộ ý kiến như thế này.
Có lẽ tôi đã nhầm. Có lẽ.
Nhưng đó là suy nghĩ của tôi.
Rằng với hệ thống hiện tại thì sẽ không có ai hạnh phúc.
Nói mới nhớ, tôi không còn nghe thấy cụm từ “đấu tranh giá gạo” nữa.

Nồng độ oxy trong máu 98・98・99
Nhiệt độ cơ thể 36.5 Đường huyết 132
Con mắt của côn trùng trên mặt đất Đại diện Koyama Yasunari