Không phải thiết kế tạo thuận lợi cho người cao tuổi, người khuyết tật

Sau vụ vỡ bong bóng vào 40 năm trước, tôi đã xem một vài ký túc xá dành cho người làm công việc hỗ trợ trên sân golf.

Tôi nhận được yêu cầu, mong muốn rằng liệu có thể biến nơi đó thành nhà ở cho người cao tuổi không.

Ở vùng núi, tòa nhà hoàn toàn không có những thiết kế hỗ trợ cho người cao tuổi, người khuyết tật.

Cũng không phải thiết kế để có thể thực hiện việc chăm sóc điều dưỡng.

Không có thang máy, không có nhà ăn, không có loại bồn tắm để có thể thực hiện chăm sóc điều dưỡng.

Tôi cũng xem ký túc xá của ngân hàng cao cấp ở Shizuoka.

Phong cách như nhà hàng kiểu Nhật phục vụ các lãnh đạo chơi gôn và mạt chược.

Cũng không có thang máy, không phải là hành lang xe lăn di chuyển được.

Ở khu vực Tokyo và vùng lân cận, tôi cũng xem khuôn viên trường cấp 3 và trường đại học ở Kanagawa, Saitama, ngoại ô Tokyo.

Họ mong muốn tôi mua ký túc xá học sinh sinh viên.

Để sử dụng làm viện dưỡng lão.

Điều này cho thấy họ tưởng tượng quá đơn giản.

Có nhiều bậc thang và cầu thang.

Không có thang máy.

Khu sử dụng nước như bồn tắm, nhà vệ sinh không đủ.

Không có nước trong mỗi phòng.

Nếu phải lắp đặt lại hệ thống đường ống mới thì xây mới lại còn hơn.

Nói tóm lại, khả năng tưởng tượng không có chút nào.

Dịch vụ chăm sóc ban ngày, trường mầm non, trường học hay bệnh viện đều có thiết kế rất đặc thù khiến việc chuyển đổi mục đích sử dụng trở nên không thể.

Những cơ sở nhận được dù chỉ một lượng nhỏ tiền trợ cấp cũng có những quy định về mặt pháp lý đối với thiết kế, khiến chúng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng.

Cũng có vấn đề về chế độ pháp lý về khấu hao tiền trợ cấp, nhưng bản thân thiết kế có quá nhiều hạn chế.

Liệu có thể gọi đó là tư tưởng thiết kế theo quy định của nhà nước không nhỉ.

Bệnh viện lớn hay tòa thị chính của thành phố lớn gần đây có ít thang máy.

Ngày xưa không tưởng tượng được lại có nhiều khách vãng lai như bây giờ.

Nói đúng hơn là có tiêu chuẩn cho số lượng thang máy.

Các bệnh viện và viện dưỡng lão có các tiêu chuẩn thiết kế từ xưa, trói buộc theo các tiêu chuẩn này, và có nhiều thiết kế chỉ có bề ngoài đơn giản.

Họ không xem xét sự thuận tiện cho người sử dụng và sự thay đổi của thời đại.

Nếu không phải nhà thiết kế chuyên nghiệp về mảng y tế, chăm sóc điều dưỡng, trường học, chăm sóc nuôi dạy trẻ em,… thì sau này sẽ gặp rắc rối.

Hiện nay giá điện đang tăng cao.

Cơ sở giống như một khách sạn nghỉ dưỡng tuyệt đẹp với bức tường hoàn toàn bằng kính ở phía nam quả là một thảm họa.

Là tôi thì việc đầu tiên là tính tiền điện.

Đây là căn bệnh của người kinh doanh đáng thương.

Các bệnh viện nhận bảo hiểm y tế và các cơ sở nhận bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng có đơn giá thu nhập được quy định sẵn thì cần thiết có trợ cấp tiền điện từ chính quyền địa phương.

Hoặc là chế độ miễn giảm tiền điện.

Vốn là chẳng thể có điều ấy, nhưng tôi chỉ muốn phàn nàn.

Đúng rồi, cũng cần có cả nghiên cứu về thiết kế có khả năng chống chịu động đất, lũ lụt.

Đường trong máu 135

Hôm nay có buổi tụ họp của dự án ong mật Ginza.

Mật ong và rượu shochu

Đại diện Koyama G Koyama Yasunari