Lãnh đạo thời bình

Tôi đã được phỏng vấn trên radio.

Trên tầng 16 của Tháp Kabukiza, với phông nền là con phố Ginza.

Cuối cùng là trước Kabukiza, được bao quanh bởi đám đông ở Ginza.

Tôi được hỏi về việc quản lý Koyama G.

Câu trả lời không phải chỉ về một nửa cuộc đời của Koyama Yasunari phát triển ở Ginza, mà là cả cuộc đời.

Những gì làm được ở Ginza thì cũng có thể làm được ở bất cứ đâu trong Nhật Bản.

Những người có ý chí, động lực trên khắp Nhật Bản đều nhắm đến Ginza.

Những thứ tốt trong Nhật Bản đều tập trung hết ở Ginza.

Ngọn đuốc của Ginza thắp sáng khắp Nhật Bản.

Bản mẫu của ngọn đuốc đang tập hợp lại từ khắp nơi trên Nhật Bản.

Đó là lý do Koyama G đã phát triển từ nơi bắt đầu ra đời là Ginza, ra đến khắp cả nước.

Từ y tế đến chăm sóc điều dưỡng, rồi tới chăm sóc giáo dục trẻ em.

Thế giới của Koyama G là thế giới ba chiều, và trung tâm nằm ở Ginza.

Quê hương về tinh thần của Koyama G trên khắp đất nước chính là Ginza.

Bằng chứng là trụ sở chính luôn đặt tại Ginza.

Tôi hàng ngày chỉ đạo việc hỗ trợ phục hồi sau trận động đất ở Noto, tôi là lãnh đạo thời chiến,

Tuy nhiên, tháng 3 cũng là thời điểm kết thúc năm tài chính, và cũng là thời điểm bận rộn để tổng kết việc kinh doanh trong năm.

Không thể nào chỉ quan tâm quản lý kinh doanh trong thời chiến.

Có sự chuẩn bị sẵn sàng trong thời bình thì mới có thể vượt qua trong thời chiến.

Chỉ quan tâm tới thời bình, thì đó chỉ đơn giản là những công việc văn phòng.

Cuộc họp hội đồng kết quả tài chính năm nay sẽ là cuộc họp chiến lược quan trọng để phân tích, suy xét về năm qua và quyết định chiến lược kinh doanh cho năm tiếp theo.

Trong quản lý, không có sự phân biệt giữa thời bình và thời chiến.

Luôn luôn là thời chiến.

Chính trong thời bình thoạt nhìn dường như không có chuyện gì xảy ra, vẫn có những việc cần phải làm.

Cải cách tổ chức, chuyển đổi kinh doanh, thay đổi thế hệ, xem xét lại mục tiêu, xử lý tài sản kém hiệu quả, đầu tư mới và cải cách nhận thức của toàn bộ tổ chức.

Sự phát triển và thay đổi quan trọng của tổ chức doanh nghiệp này bị đình trệ trong thời chiến.

Thời chiến là thời kỳ tiêu hao tài sản và sức lực của tổ chức.

Trong tổ chức, có những người kiêu ngạo cho rằng họ không muốn làm lãnh đạo trong thời loạn, nhưng có thể làm lãnh đạo trong thời bình.

Những người này là những vị lớn tuổi chỉ muốn có một vị trí tốt.

Nói những điều nghe có vẻ vĩ đại như có thể đóng dấu, ra mệnh lệnh, xử lý các vấn đề nhân sự, và chỉ làm những việc dễ.

Những người chỉ mong muốn có một chức danh, một vị trí, chứ không có bất kỳ trách nhiệm quản lý nào.

Những người tôi chọn là những người đã âm thầm nhận lấy trách nhiệm, chấp nhận rủi ro vì mọi người, vì cấp dưới của mình mà không màng tới chức vụ.

Những người chỉ muốn thăng chức, chỉ muốn trở nên vĩ đại hơn sẽ ngăn cản sự phát triển của tổ chức.

Tổ chức sẽ dừng lại trong phạm vi tài năng của người đó.

Tổ chức không thể phát triển vượt qua ngoài khả năng của người lãnh đạo.

Đây là sự khác biệt giữa tổ chức mà mọi người tập trung tới và tổ chức mà mọi người rời đi dần.

Một người lãnh đạo thực thụ là người quan tâm đến nơi làm việc trực tiếp, đồng cảm với những khó khăn ở nơi làm việc trực tiếp và cải thiện môi trường làm việc.

Không thể làm công việc của người chỉ huy nếu không cùng chiến đấu trên chiến trường, trong nơi làm việc trực tiếp.

Không làm như vậy thì sẽ không nhận lấy trách nhiệm, trở thành nơi lãnh đạo của công ty lớn xảy ra bê bối.

Thay vì trở thành lãnh chúa mang trên mình trách nhiệm, lại trở thành trợ thủ phụ trách công việc nắm giữ quyền lực.

Người lãnh đạo có ý tốt nhưng không có năng lực thì nơi làm việc trực tiếp sẽ khổ cực.

Điều tôi mong muốn là người lãnh đạo quan tâm lo lắng đến nơi làm việc trực tiếp trong khu vực bị thiên tai và nơi làm việc trực tiếp chiến đấu với bệnh truyền nhiễm.

Không thể dung thứ cho những chính trị gia chỉ chăm chăm theo đuổi tham vọng về địa vị, vị trí của mình mà không tạo ra chính sách cần thiết phải làm.

Những người chỉ muốn làm giám đốc.

Người nói rằng nếu là trưởng phòng thì có thể làm được.

Viên chức hành chính không có chiến lược, không có năng lực hành động thì không phải người lãnh đạo.

Đấy là trợ lý, thư ký.

Nhà lãnh đạo thời chiến cũng xem xét các chiến lược và tổ chức trong thời bình, huấn luyện, chuẩn bị hậu cần.

Đối với các NPO, chính trong thời bình, cần tăng cường số lượng thành viên, thay đổi nhận thức và gây thêm quỹ.

Các nhà lãnh đạo cần có năng lực lãnh đạo cả trong thời chiến lẫn thời bình.

Không có người lãnh đạo nào không phù hợp với thời chiến nhưng lại phù hợp với thời bình.

Không có tác dụng gì.

Người lãnh đạo nghĩa là chính trong thời bình, năng lực và tố chất sẽ được hỏi.

Người lãnh đạo trong thời loạn cũng bận rộn ngay cả trong thời bình.

Cuộc đời tôi chưa bao giờ có thời đại yên bình, bình ổn.

Dù đau khổ nhưng đó là lịch sử cảm động về những cuộc gặp gỡ với những người đồng đội đáng tin cậy.

Một cuộc gặp gỡ tình cờ trở thành điều tất yếu trong quản lý kinh doanh.

Giống như Tam Quốc Chí vậy.

Đường Huyết 199  Không có người lãnh đạo đường huyết

Koyama Tam Quốc Chí

Đại diện Koyama G  Koyama Yasunari