Sức nặng của ký ức, giá sách của tâm hồn
Gần đây tôi hầu như không còn đọc sách nữa.
Trước đây, nếu không mang theo một quyển sách bên người thì không thấy an tâm.
Hồi tiểu học, với 2 lượt ngồi trên tàu điện ngầm đi đến trường và về nhà là tôi đã có thể đọc xong một cuốn sách.
Vì đi học xa ở quận Chiyoda, nên quãng đường đi học của tôi khá xa.
Trong giờ nghỉ trưa, không có bạn bè nên tôi đã trốn trong thư viện và đọc sách một mình.
Vì thế mà trong 6 năm học, tôi đã đọc xong tất cả sách trong thư viện của trường tiểu học.
Tôi cảm thấy như cuộc đời mình có sự ảnh hưởng của những kiến thức từ tiểu sử của các vĩ nhân, lịch sử, sách giải thích kiến thức bằng hình ảnh mà tôi đọc lúc bấy giờ.
Ký ức về bộ truyện tranh khoa học viễn tưởng của Tezuka Osamu và Ishinomori Shotaro hồi đó sẽ không bao giờ biến mất.
Tôi nghĩ việc suy nghĩ có nghĩa là việc đọc sách.
Từ thời cấp 2 thì tôi đọc tiểu thuyết trinh thám và khoa học viễn tưởng.
Thường thường, những ý tưởng đột phá là do ảnh hưởng từ truyện khoa học viễn tường thời đó tôi đọc.
Về phim ảnh, tôi nghĩ mình đã xem tất cả các bộ phim có tàu vũ trụ.
Có lẽ tôi đã có ước ao được du hành từ Trái đất đến vũ trụ bằng tên lửa.
Vậy cuộc sống ngoài đời thực như thế nào nhỉ?
Từ khi còn nhỏ, tôi đã ở quanh Cung điện Hoàng gia, chủ yếu ở Ginza, nên không sai khi nói tôi cũng được bao quanh bởi sự tráng lệ.
Từ thời lớp 1, lớp 2, rạp chiếu phim, nhà hát kịch Kabukiza, nhà hát kịch Takarazuka, nhà hát Hoàng gia, khách sạn là nơi tôi ở vào cuối tuần.
Là nơi hẹn gặp của tôi với mẹ.
Ký ức đầu tiên của cậu bé Yasunari khoảng 5 tuổi là công viên Hibiya và khách sạn Hoàng gia.
Từ thời cấp 3, tôi thường có những nhốt mình trong thư viện Hibiya.
Thư viện là căn cứ bí mật của cậu Yasunari.
Từ khi trưởng thành, tôi cũng thích vừa uống bia ở nhà ăn dưới tầng hầm vừa đọc sách.
Vì mối duyên đó mà tôi đã biếu tặng ghế băng dài kỷ niệm đầu tiên cho công viên Hibiya.
Khắc tên của bố mẹ tôi trên băng ghế đó.
Gần đây, khi viết nhật ký này, điều tôi nghĩ đến trong đầu không phải là tương lai.
Những ký ức trong quá khứ tưởng chừng như đã quên lại ùa về.
Những kỷ niệm về thời đó, về bố mẹ tôi, về những người bạn cùng khóa đã rời khỏi cõi đời này trước.
Bạn gái ngày xưa của tôi có lẽ bây giờ đang bế cháu nên tôi không nên nhớ lại những kí ức về cô ấy nhiều.
Kỷ niệm xưa như những thùng rượu vang lớn, to, nặng và thơm ngon.
Sách thì tôi cũng thấy mình muốn đọc lại những sách đã đọc trước đây một lần nữa hơn là các ấn phẩm mới.
Bắt gặp những cuốn sách từng đọc ở thư viện Hibiya, thư viện Chuo, khu hiệu sách cũ Kanda khiến tôi có cảm giác hoài niệm, giống như tình cờ gặp lại người bạn thân ngày xưa ở góc phố.
Có lẽ vì thế mà ít nhất thì tôi không còn đọc tiểu thuyết mới nữa.
Năm ngoái, tôi đã đến Bảo tàng văn hóa dân gian ở Osaka sau 40 năm, và mua một số tác phẩm của thầy Umesao Tadao.
Thật hoài niệm.
Rạp chiếu phim thì đối với tôi vừa là căn cứ bí mật, cũng vừa là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần.
Tuy nhiên, gần đây tôi xem lại các tác phẩm trước đây trên TV và xem có nhớ lại được những kí ức thời xưa đó không như một bài kiểm tra bệnh suy giảm trí nhớ.
Nói thật là các tác phẩm mới mà tôi thấy thú vị chẳng có mấy.
Tôi hay cảm thấy những tác phẩm trước đây của đạo diễn đó hay hơn.
Tuy nhiên bây giờ tôi mới nhận ra rằng vấn đề không phải chất lượng tác phẩm mà là tôi nghĩ bản thân tôi thời đó xuất sắc hơn bây giờ.
Thật buồn khi già đi, và nhìn mình hiện tại trong gương.
Cũng thật đau khổ khi thừa nhận những sai lầm của tuổi trẻ trong quá khứ.
Khi con người đến một độ tuổi, sẽ ít tò mò hơn về tương lai.
Tuy nhiên tôi nhận ra rằng vì điều đó mà nỗi sợ cái chết và ý thức trách nhiệm đối với xã hội tương lai cũng giảm bớt.
Sức nặng của ký ức cuộc đời tôi nặng ngang với trọng lượng cơ thể hiện tại của tôi.
Tủ sách trong tâm hồn của tôi đã đầy chưa nhỉ?
Dần mất hứng thú với cuộc sống của mình, và bóng dáng những đứa trẻ trường mẫu giáo thật rạng rỡ.
Có lẽ tôi đã trở thành một người già cô đơn giống như trong một bức tranh.
Tôi đã bắt đầu nghĩ nếu kết thúc cuộc đời mình trên chiếc xích đu trong công viên giống như nhân vật chính trong bộ phim “Sống (Living)” cũng là điều hạnh phúc nhỉ.
Nhưng mà tôi chưa bao giờ quên trách nhiệm của mình đối với tương lai của Koyama G.
Khi viết xong nhật ký này, tôi luôn quay trở lại chế độ chiến đấu.
Tôi muốn các bạn hãy yên tâm.
Không phải là “行ってらっしゃい”.
Hôm nay là chủ nhật.
Nhưng công việc của Koyama G là 24h một ngày và 365 ngày một năm.
Trách nhiệm hỗ trợ sinh mệnh của con người rất nặng nề.
Sự tôn trọng và biết ơn mà tôi dành cho những nhân viên gánh vác trách nhiệm đó sẽ không bao giờ biến mất.
Việc di chuyển đến khu vực chịu thiên tai sẽ thực hiện bằng xe cắm trại KERT được thiết kế để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Có thể tôi sẽ có vai giống như Q trong 007.
Nhưng xin đừng kỳ vọng vào Aston Martin.
Đường huyết 192 tôi đã nấu cơm bằng nước dùng từ cá
Vỗ tay mời diễn viên ra một lần nữa
Đại diện Koyama G Koyama Yasunari