Tổ chức lại ngành

Công ty bảo hiểm nhân thọ số 1 Nhật Bản mua lại công ty chăm sóc điều dưỡng số 1 Nhật Bản
Khi người sáng lập, chủ sở hữu của một công ty lớn đã lên sàn chứng khoán qua đời, gia đình ông đã bán cổ phần cho quỹ đầu tư.
Và rồi quỹ đầu tư kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, bán lại cho công ty bảo hiểm với số tiền gấp đôi.
Đó là một hành vi kinh tế hiển nhiên, nhưng liệu điều đó có ý nghĩa gì không?
Quỹ đầu tư là những chuyên gia dự đoán tương lai của thị trường.
Họ không mua thêm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng vừa và nhỏ nào nữa, mà đã bán cho các công ty bảo hiểm có nguồn vốn dồi dào.
Tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của ngành bảo hiểm nhân thọ đối với những người mua bảo hiểm là không mấy khả quan.
Ở Nhật Bản, nơi dân số ngày càng giảm, mọi lĩnh vực đều bị thu hẹp.
Điều này cũng sẽ giúp các công ty bảo hiểm bảo đảm được lượng khách hàng thân quen sử dụng bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm cũng có thể tự cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng cho khách hàng mua bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng của mình.
Cũng có thể nói là chiến lược giữ chân khách hàng.
Việc cải cách bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng, y tế cũng nhằm mục đích hạn chế mô hình kinh doanh quá hiệu quả trong việc giữ chân người sử dụng dịch vụ.
Dù sao thì giá mua lại lần này cũng vượt xa những kỷ lục trước đó.
Giờ đây, cả bảo hiểm và chăm sóc điều dưỡng đều đã đạt đến đỉnh cao tăng trưởng, các vụ mua và bán của công ty lớn đã bắt đầu trong thị trường đi xuống.
Ban đầu, hầu hết dịch vụ chăm sóc điều dưỡng được cung cấp bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia đình.
Chúng ta có thể thấy ví dụ từ lịch sử của các cửa hàng buôn bán cá thể trong khu mua sắm hội tụ thành các siêu thị lớn.
Không tốt cũng không xấu.
Đây là nguyên lý của xã hội kinh tế chủ nghĩa tự do.
Koyama G chủ yếu là công ty công ích, nên không phải là quản lý dựa trên các nguyên tắc kinh doanh.
Koyama G mang nghĩa vụ duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc điều dưỡng, y tế, chăm sóc nuôi dạy trẻ em tại địa phương.
Để làm được điều này, một lượng lớn ngân sách được sử dụng cho các khóa đào tạo và hội thảo với mục đích giáo dục.
Nếu nhìn từ điểm này, Koyama G gần giống với trường học, trường đại học.
Rốt cuộc thì cũng là công ty tư nhân nên sẽ không thể tiếp tục hoạt động trong tình trạng kinh doanh thua lỗ, nhưng mà phải quản lý kinh doanh sao cho cân bằng cả hai thứ.
Các doanh nghiệp có định hướng theo đuổi lợi nhuận sẽ rút lui nếu không còn tạo ra lợi nhuận.
Bởi vì có áp lực từ các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn.
Trước đây cũng vậy.
Trong thời kỳ bong bóng bất động sản, nhiều công ty bảo hiểm và tổng thầu tham gia kinh doanh viện dưỡng lão.
Sau khi bong bóng vỡ, không còn kiếm được lợi nhuận, các viện dưỡng lão đều được bán cho công ty khác.
Tôi nghĩ rằng lần này lịch sử sẽ lặp lại.
Vào thời điểm tốt hay thời điểm xấu, Koyama G cũng sẽ không bao giờ chạy trốn khỏi thế giới này.
Dù tôi không còn nữa thì ý chí và niềm tin đó vẫn tiếp tục được truyền lại cho những nhân viên trẻ hơn.
Những nhân viên lớn tuổi đang làm thế nào nhỉ?
Chắc hẳn là vào viện dưỡng lão của Koyama G cùng với tôi.
Chắc hẳn sẽ có tuổi già vui vẻ.
Cùng với nhau.
Chắc chắn.
Có lẽ.

Nồng độ oxi trong máu 98・97・98
Nhiệt độ cơ thể 36,6 Đường huyết 90
Doanh nghiệp siêu nhỏ Đại diện Koyama Yasunari