Khu phố là rạp hát, quảng trường là sân khấu

Tôi đã tham gia buổi tiệc xem kịch Kabuki của nhân viên.
Buổi biểu diễn của Danjuro.
Buổi biểu diễn ra mắt các thành viên trong năm của gia đình 3 người, cha mẹ và con.
Cha mẹ và con, 3 người cùng đứng trên sân khấu tạo cho tôi nhiều cảm xúc.
Nếu không nghe nhịp điệu Chin Tong Shan ( tiếng đàn Shamisen) từ khi còn nhỏ thì sẽ không ghi nhớ, nắm vững nhịp điệu đó.
Văn hóa Edo kế tục nghệ danh, qua nhiều thế hệ cha mẹ và con cái.
Naritaya của Danjuro đặc trưng bởi sự mạnh mẽ gây ấn tượng mạnh và thực hiện “Mie" (đứng im với 1 tư thế).
Quả thật là có khả năng truyền đạt cảm xúc qua đôi mắt.
Khi được Danjuro trên sân khẩu nhìn trừng trừng ( “Nirami"- nhìn trừng trừng mà không tập trung vào mắt), tôi có thể cảm nhận được năng lượng của diễn viên.
Nhà hát là “Power spot” (nơi mà khi đến sẽ được hạnh phúc).
Tôi muốn tin rằng phòng khám trên nhà hát kịch Kabukiza đang nhận được sự ảnh hưởng của “Power spot”.
Ginza là nhà hát kịch.
Chính dãy phố là sân khấu.
Với tôi, viện là nhà hát kịch, cuộc họp là sân khấu.
Vì vậy, trong cuộc họp, tôi nhìn trừng trừng ( “Nirami"- nhìn trừng trừng mà không tập trung vào mắt) , thực hiện “Mie" (đứng im với 1 tư thế), thỉnh thoảng xen vào.
Màn trình diễn của Koyama G là sân khấu như Kabuki hay là sân khấu như Takarazuka nhỉ?
Trong cuộc họp, nếu không nhảy múa thì bên nào cũng được, miễn là còn lưu lại trong tim.
À, tôi muốn cuộc họp là nơi mở cửa trái tim chứ không phải là tòa án thời Edo.
Ít nhất thì tôi nghĩ như vậy.
Vậy thì tiết mục tiếp theo là gì nhỉ?

Nồng độ Oxy trong máu 97・97・98
Nhiệt độ cơ thể 36.3 Đường huyết 222
Tích lũy kinh nghiệm Đại diện Koyama Yasunari