Xây dựng lại hay cải tạo

Do tiền điện tăng cao, các cơ sở quy mô lớn bị tăng chi phí đơn vị 10 triệu yên mỗi năm.
Và trong việc xây dựng các tòa nhà, đơn giá xây dựng đã tăng hơn 30% và không có nhà thầu trúng thầu vì giá dự thầu cao hơn giá gói thầu.
Tôi nghe nói rằng kế hoạch xây dựng lại một trường mẫu giáo công lập ở vùng Tohoku cũng đã bị ngưng lại.
Ở vùng Tokai, không có nhà thầu trúng thầu viện dưỡng lão đặc biệt vì giá dự thầu cao hơn giá gói thầu.
Hình như đã có công ty cố để trúng thầu với đơn giá cao hơn kế hoạch, rồi về sau mất khả năng sinh lời, không thể vay được vốn nữa.
Điều này chỉ dẫn đến phá sản.
Tái hiện thời vỡ bong bóng bất động sản cách đây 30 năm.
Vào thời đó, các doanh nghiệp tư nhân xây dựng các tòa nhà sang trọng đều phá sản sau đó.
Toàn là khách sạn, khu nghỉ dưỡng, và thậm chí cả viện dưỡng lão.
Nếu vậy thì trường mầm non hay viện dưỡng lão hiện tại có ổn không?
Trên thực tế, vì thu nhập là cố định, nên không thể chi trả cho những khoản chi vượt quá nhiều so với kế hoạch kinh doanh.
Tất cả các loại giá đều tăng, nhưng điển hình là chi phí nhân công và chi phí xây dựng.
Cả tiền điện, cả tiền thực phẩm, tất cả mọi thứ.
Mặc dù vậy, từ năm tài chính tiếp theo, đơn giá y tế, chăm sóc điều dưỡng sẽ giảm.
Chăm sóc điều dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được hỗ trợ bởi tiền trợ cấp của nhà nước.
Do những khó khăn tài chính, chính phủ phải dựa vào tư nhân, nhưng chăm sóc điều dưỡng, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đều rơi vào tình trạng thua lỗ, không thể tiếp tục kinh doanh.
Có lẽ kể từ giờ sẽ xuất hiện những cơ sở phải đóng cửa và những công ty bị phá sản.
Về cơ bản, các dự án an sinh xã hội không thể hình thành nếu không có trợ cấp hay các khoản vay công, vốn là nền tảng trong chế độ của Nhật Bản.
Mặc dù vậy, có vẻ như lần này, ngay cả dịch vụ chăm sóc ban ngày cũng là chính sách hoạt động bằng tiền thuế của chính quyền địa phương với tư cách là công việc hỗ trợ để người cao tuổi có thể tiếp tục an tâm sinh sống tại khu vực quen thuộc.
Điều này là không thể.
Ngay cả khi chính phủ chuẩn bị ngân sách, thì chính phủ cũng không có nhân lực và những người có kinh nghiệm để làm.
Sau đó sẽ có doanh nghiệp tư nhân nào sẽ được chính phủ cho đảm nhận làm không?
Có lẽ là không, vì không có lợi nhuận.
Trong ngành này có cả doanh nghiệp công và tư, nhưng về cơ bản cả hai đều được hỗ trợ bởi các khoản trợ cấp bằng tiền thuế.
Khác với thế kỷ 19, được hỗ trợ bởi các nhà thờ và tình nguyện viên.
Từ quan điểm hỗ trợ an sinh xã hội của Nhật Bản, tôi nghĩ rằng việc tăng thuế sẽ không thể tránh khỏi.
Kể từ giờ, có thể sẽ ngày càng nhiều cơ sở không thể xây mới hoặc xây dựng lại, mà sẽ cải tạo và tiếp tục duy trì.
Có vẻ như đã đến lúc phải suy nghĩ lại về bản chất của hoạt động kinh doanh về an sinh xã hội trong một nền kinh tế đang xuống dốc.
Trẻ em, người cao tuổi, người đi làm, tất cả dân số sẽ giảm.
Như một đề xuất cải cách, tôi nghĩ sẽ hiệu quả nếu xem xét lại về chế độ phân công công việc của bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc điều dưỡng, giáo viên mầm non, v.v.
Đây chính là phạm vi công việc của các chính trị gia có thể thay đổi luật pháp.
Gần đây, tôi thường cảm thấy rằng nơi làm việc trực tiếp trong lĩnh vực y tế, chăm sóc điều dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em chưa được mọi người hiểu rõ.
Suy cho cùng, đó là trách nhiệm của chính người dân phải không?
Ngành y tế và phúc lợi rõ ràng đã bước vào thời kỳ tái cơ cấu và thu hẹp quy mô kinh doanh sau thời kỳ tăng trưởng và phát triển.
Leo núi thì leo xuống khó hơn leo lên núi.
Vừa chú ý tới bước chân, vừa tiến về phía trước.

Nồng độ oxi trong máu 97・98・97
Nhiệt độ cơ thể 35,9 Đường huyết 230
Đường huyết có sự thay đổi theo vật giá Đại diện Koyama Yasunari