Tòa nhà nuôi dưỡng chăm sóc điều dưỡng, y tế
Có phải thiết kế kiến trúc của bệnh viện có nguồn gốc từ nhà thờ đã được hoàn thiện ở một mức độ nào đó trong suốt lịch sử lâu dài và sự phát triển trên thế giới không?
Mặt khác, trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng, có rất nhiều nỗ lực cho thiết kế theo kiểu kết hợp với chung cư, khách sạn, nhưng tôi thấy những thiết kế có sự hữu dụng trong thực tế chưa được chú ý tới nhiều.
Trong lịch sử thiết kế viện dưỡng lão có hai nhánh là chung cư và ký túc xá đại học nữ sinh.
Có lẽ viện dưỡng lão dành cho người khỏe mạnh bình thường có phong cách giống như khách sạn hoặc chung cư cũng tốt.
Nhưng các cơ sở chăm sóc điều dưỡng cho những người mắc chứng suy giảm trí nhớ, cho tới những người nằm liệt giường thì cần có thiết kế gần giống với chức năng của bệnh viện hơn nữa.
Cho đến nay, nhân viên chăm sóc điều dưỡng vẫn chưa đưa ý kiến vào việc thiết kế.
Cũng có thể nói là bỏ cuộc ngay từ đầu.
Trên thực tế, việc thay đổi sơ đồ mặt bằng hay đường di chuyển của viện sau khi đã được xây dựng là điều không thể.
Tại các cơ sở chăm sóc điều dưỡng, kích thước phòng, chiều rộng hành lang hay các phòng cần thiết đã được quy định trong luật.
Ngoài ra còn có sự cân bằng với các khoản trợ cấp.
Theo ý nghĩa đó thì gần giống với các tiêu chuẩn thiết kế trường tiểu học.
Đó là thiết kế theo quy định của nhà nước.
Vậy có bỏ cuộc không nhỉ?
Phong cách sống đa dạng.
Thay đổi tùy theo khu vực, thời đại.
Nhờ có điện thoại di động, mà trong phòng bệnh không cần lắp đường dây điện thoại cũng được.
Nếu có điện thoại thông minh thì có thể không cần TV cũng được.
Nếu xe lăn điện được sử dụng cả ở bên trong tòa nhà, thì thiết kế của cửa hay hành lang cũng thay đổi.
Sẽ thuận tiện hơn nếu tất cả các cửa đều là cửa trượt tự động.
Tôi hiếm khi nghe thấy lời phàn nàn về thiết kế từ nhân viên chăm sóc, y tá.
Cũng giống như chăm sóc tại nhà, không phàn nàn về hoàn cảnh có sẵn.
Mọi người được giáo dục rằng việc vượt qua bằng khả năng và sự nỗ lực của chính mình là điều hiển nhiên.
Nhưng sẽ mệt mỏi.
Mất thời gian.
Sự thuận tiện, tầm nhìn tốt, nội thất, thiết kế công thái học, sẽ là thiết kế làm nhân viên cảm thấy thoải mái.
Là cơ sở.
Nhân viên cũng giống như người sinh sống trong viện, bệnh nhân, cũng đang sống ở đó.
Đang sinh sống.
Đang trải qua những ngày tháng trong cuộc sống.
Những người trong ngành phúc lợi y tế khó tách biệt, cân bằng công việc và cuộc sống riêng tư.
Những tòa nhà không phù hợp làm hao mòn nhân viên.
Tòa nhà tốt nuôi dưỡng con người, cả những nhân viên còn thiếu kinh nghiệm.
Không chỉ mỗi năng lực.
Hãy nuôi dưỡng lòng tốt và sự chân thành.
Và trở thành người của Koyama.
Ngày 202 sau trận động đất Noto
Đường huyết 191
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird
Quản lý trạm chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân địa phương
Khi thiết kế ngôi nhà đã không tính đến tuổi già. Già đi sẽ mệt.
Koyama Yasunari