3 năm kể từ thảm họa lở đất ở Atami
Đã 6 năm đã trôi qua kể từ trận mưa lớn ở miền Tây Nhật Bản, 3 năm đã trôi qua kể từ thảm họa lở đất ở Atami.
Kể từ đó, các biện pháp đối phó của Nhật Bản có tiến bộ lên không?
Đây đã không còn là thảm họa khu vực nữa.
Tôi nghĩ đây là khủng hoảng quốc gia, nguy cơ của quốc gia.
Có phải quần đảo Nhật Bản đang gầm lên giận dữ với con người sống ở quần đảo hay không?
Vụ lở đất ở Atami xảy ra ngay cạnh viện dưỡng lão của Koyama G.
Bản thân cơ sở này đã tránh được việc gặp thiệt hại, nhưng con đường nối với trung tâm thành phố đã bị phá hủy hoàn toàn, điện nước, đường nước thải bị cắt.
Cơ sở nằm trong vùng thiệt hại này có 200 giường, tính cả nhân viên làm việc là 300 người.
Bị cắt nước, bồn cầu xả nước vẫn xả được bằng nước của suối nước nóng.
Bị cắt điện nên thang máy không hoạt động.
Hoàn cảnh sau thảm họa vô cùng khó khăn nhưng về vấn đề ăn uống thì nhờ nhận được 8000 suất cơm hộp đông lạnh từ công ty chuyên cung cấp thức ăn đông lạnh mà chúng tôi có thể vượt qua khó khăn.
Nhờ vậy mà cơ sở đã sống sót được cho đến khi con đường được khôi phục.
Tôi biết tin về trận mưa lớn thông qua bản tin buổi sáng, và ngay lập tức yêu cầu cứu trợ từ cơ sở Koyama G ở Kanagawa, nhưng lúc đó xe cứu trợ đã xuất phát rồi.
Quân đoàn 1 đến Atami lúc 11 giờ 30.
Quả đúng như kì vọng.
Hành trình đó đã được đăng lên mạng, trở thành hướng dẫn cho nhóm hỗ trợ trong tập đoàn sau đó.
Mỗi cơ sở của Koyama G tiến hành các hoạt động hỗ trợ riêng của mình và đăng thông tin về tình hình tại đó lên trang chủ của cơ sở.
Nhìn vào đó là có thể nắm bắt được tình hình hỗ trợ.
Chia sẻ thông tin về tình hình vùng thiên tai và tình hình đi hỗ trợ bằng cách tìm kiếm trang chủ của cơ sở.
Điều này trở thành Mạng lưới thiết kế chăm sóc sức khỏe.
Trên trang chủ của cơ sở bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hình ảnh nội dung hàng cứu trợ sẽ được đăng tải mỗi khi có xe cứu trợ đến.
Nhờ vậy mà mỗi đội đi hỗ trợ sẽ phán đoán được tiếp theo sẽ cần vận chuyển gì tới.
Mỗi cơ sở tự hành động theo cách riêng của mình mà không cần sự chỉ đạo từ Trụ sở chính Koyama G.
Trong trường hợp xảy ra thảm họa trên diện rộng, cả điện thoại lẫn email đều không thể dùng để liên lạc được.
Đặc biệt là ở Tokyo.
Khu vực thảm họa tiếp theo được dự đoán là khu vực Tokyo và vùng lân cận, là nơi có trụ sở chính Ginza.
Thực tế là trong trận động đất lớn phía Đông Nhật Bản, vào ngày 13 tháng 3, tôi đã đích thân bay đến Kesennuma cùng với hàng cứu trợ trên 3 chiếc trực thăng, nhưng vì không thể mua xăng tại địa phương đó nên không thể trở về được.
Không chỉ có thế, điện thoại hay email đều không thể liên lạc được, và tôi trở thành người mất tích trong tập đoàn.
Nó cũng giống như vụ tai nạn kế tiếp tai nạn của đội cứu hộ trên núi tuyết.
Hành động dại dột và nông nổi của tôi.
Sau đó, Internet là phương tiện khôi phục nhanh nhất trong mạng lưới thông tin.
Kể từ đó, cơ sở địa phương đã quyết định đăng tải tình hình hiện tại lên trang chủ của mình.
Hiện tại thì tôi nghĩ việc đăng lên YouTube sẽ giúp tình hình được cả nước biết đến cùng lúc.
Kể từ đó, cả chính quyền, cơ quan hành chính, giới truyền thông và người dân đã nhiều lần trải qua thảm họa, nhưng những kinh nghiệm đó có được vận dụng tốt không?
Hôm nay, chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo về phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai tại Tokyo.
Dự định là buổi tối sẽ đăng lên YouTube nội dung bài diễn thuyết.
Ngoài ra còn có bài phát biểu của công ty thực phẩm đông lạnh đã cung cấp thực phẩm đông lạnh cho chúng tôi ở Atami.
Tôi đề xuất việc nới lỏng quy định về Drone ở khu vực chịu thảm họa để Drone có thể được sử dụng ở những khu vực có thảm họa.
Tôi muốn đề xuất một chế độ pháp lý cho Drone khẩn cấp có trang bị đèn và còi báo động khẩn cấp.
Và công viên giao lưu phòng chống thiên tai tại khu vực thành phố lớn.
Đền thờ ở khu vực đồi núi có hệ thống dự trữ lương thực.
Mong các vị Thần tha thứ cho điều này.
Ngày 186 sau trận động đất Noto
Đường huyết 147