“Khả năng sử dụng” hơn “khả năng kiếm”
Người ta hay nói rằng ngân sách cho nghiên cứu của trường đại học quốc lập thấp so với các nước khác.
Tôi nghĩ điều đó đúng, và có lẽ cũng đành phải tăng học phí.
Tôi mong những cựu sinh viên tốt nghiệp đã thành công sẽ quyên góp nhiều hơn nữa.
Mở rộng việc nghiên cứu cùng với doanh nghiệp
Điều này được cho là so sánh với các trường đại học Âu Mỹ.
Nhưng nếu nhà nước tăng kinh phí cho nghiên cứu nhiều hơn nữa thì thế nào nhỉ?
Đây là khoản ngân sách liên quan đến quyền lực quốc gia, nằm trong ngân sách quốc gia.
Thế khoản trợ cấp dành cho doanh nghiệp cùng nghiên cứu với trường đại học thì thế nào nhỉ?
Nghe nói trong lĩnh vực này thì các quy định nới lỏng đối với các công ty nước ngoài nhưng lại chặt chẽ đối với các công ty trong nước.
Khác với ngày xưa, Nhật Bản là đất nước đã suy giảm sức mạnh quốc gia, có thể không đủ khả năng cung cấp viện trợ tài chính ra nước ngoài thông qua ODA.
Tôi nghĩ sẽ là một ý kiến hay nếu phân bổ số tiền đó cho các trường đại học trong nước.
Đây là câu chuyện từ thời kỳ bong bóng.
Các trường đại học tư thục hàng đầu đã nhận được khoản đóng góp khá lớn từ các công ty của cựu sinh viên đang hoạt động tốt
Đặc biệt, nghe nói các trường đại học có khoa y nổi tiếng đã đã nhận được khoản đóng góp rất lớn, bao gồm cả chi phí xây dựng lại khoa y của họ.
Tuy nhiên, nghe nói là trong thời kỳ bong bóng ấy, họ đã giao phó cho công ty chứng khoán và đầu tư phần lớn tiền vào trái phiếu nước ngoài, rồi bị thua lỗ rất lớn.
Một câu chuyện phổ biến.
Nhiều đoàn thể thời đó do đầu tư chứng khoán thất bại, không những không kiếm được tiền mà còn bị mất rất nhiều tài sản.
Lần này cũng vậy, chắc hẳn số tiền đóng góp được sử dụng để đầu tư.
Kết cục là chỉ làm cho công ty chứng khoán kiếm được tiền.
Riêng việc đầu tư vào chứng khoán ở nước ngoài thì nên dừng lại sẽ tốt hơn.
Các trường đại học Mỹ đang đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp của cựu sinh viên tốt nghiệp.
Đại học Tokyo đang khởi động lại quỹ như thế.
Tôi nghĩ nên tập trung đầu tư trong nước.
Koyama G đang đầu tư toàn bộ lợi nhuận của mình vào các dự án an sinh xã hội của địa phương trong nước.
Bởi vì chính điều này là dự án sẽ giúp tăng thu nhập của người dân nhiều nhất trong quá trình tái thiết khu vực.
Và trên hết, tôi nghĩ vấn đề không phải là kiếm được bao nhiêu tiền mà là sử dụng như thế nào.
Với tôi, nguyên tắc của Koyama G là “Tự kiếm tiền, tự sử dụng tiền”.
Cách kiếm tiền là nghiên cứu các chính sách của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và đến những khu vực có nhu cầu ở địa phương.
Chúng ta, người điều hành doanh nghiệp tư nhân, nên cố gắng hết sức để cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng và y tế tốt trong 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm.
Chỉ cần làm việc chăm chỉ và chân thành là được.
Điều cần trí tuệ của bản thân là cách bạn sử dụng nó.
Cách sử dụng thích hợp nhất thì chỉ nơi làm việc trực tiếp mới biết.
Việc phải sử dụng bộ não của mình là nghĩ cách sử dụng chính xác.
Chính vì là cách sử dụng, nên bản thân phải suy nghĩ.
Tất nhiên là để thực hiện thì cần phải có đồng ý của chủ tịch là tôi.
Ngày 281 sau trận động đất Noto Đường huyết 175
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird Phó chủ tịch trạm chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân địa phương
Ăn hộp cơm còn lại của buổi hội thảo
Koyama Yasunari