Quyền hành pháp ngoài phạm vi khu vực hành chính

Cả trận động đất lớn phía đông Nhật Bản và trận động đất Noto đều gây ra thiệt hại lớn cho bờ biển và bán đảo.
Kết quả là việc tái thiết ở các thị trấn làng mạc có ít dân số đang bị chậm trễ.
Cư dân ở nơi đây cũng khác với cư dân ở thành phố lớn, người dân có sự gắn bó lớn với địa phương, nhưng dù nói thế nào thì phạm vi khu vực hành chính cũng quá hẹp.
Vì vậy, số lượng nhân viên hành chính cũng ít, không có khả năng linh hoạt đối ứng.
Tỉnh thì cũng tương tự, thiếu khả năng linh hoạt đối ứng trong trường hợp khẩn cấp.
Vốn chỉ có năng lực thực hiện các công việc hành chính thông thường trong thời bình.
Quyền hành pháp đương nhiên là ở cấp đơn vị hành chính địa phương.
Vì vậy, để nhận được phúc lợi xã hội, cần phải có giấy chứng nhận ở chính quyền địa phương trước đó, hay chứng nhận về việc cư trú.
Thẻ tài chính của tư nhân không chỉ giới hạn ở khu vực hành chính địa phương.
Theo ý nghĩa đó, tôi nghĩ thẻ My number là một dịch vụ mang tính đột phá trên diện rộng cần thiết cho người dân trong thời đại xảy ra thảm họa động đất trên diện rộng.
Trên thực tế, việc đảm bảo tính đặc trưng riêng của khu vực hành chính địa phương và việc bình đẳng sự giàu có của mọi người dân là điều mâu thuẫn
Cho đến 50 năm trước, nông sản, sản phẩm công nghiệp và người lao động đều được cung cấp cho Tokyo từ khu vực địa phương.
Thuế đã được đầu tư vào việc nâng cấp, hoàn thiện trên cả nước, chẳng hạn như kế hoạch tổ chức lại quần đảo Nhật Bản.
Đường bộ, đường sắt, đường hàng không, v.v. đã được hoàn thiện trên khắp cả nước.
Và rồi dòng người và dòng hàng hóa từ khu vực địa phương tới các thành phố được hình thành.
Thay vào đó, việc tiền thuế ở thành phố lớn chảy lại về cho khu vực địa phương là thuế phân bổ địa phương.
Gần đây, các quận của Tokyo đã chỉ trích việc nộp thuế quê hương.
Có vẻ như hàng tỷ đồng tiền thuế địa phương đáng lẽ phải được chảy vào các quận lại đang chảy vào các khu vực thưa dân cư.
Có vẻ như phần lớn trong số đó đang chảy vào các công ty hay các đại lý dưới dạng tiền hoa hồng.
Vì là nền kinh tế chủ nghĩa tự do nên cũng không thể nói gì được.
Tiền đề lớn gọi là điều chỉnh tập trung hóa Tokyo có đúng không?
Trong thời đại tỷ lệ sinh giảm và dân số già hóa, việc đô thị hóa là điều không thể tránh khỏi phải không?
Việc cân bằng đồng đều về dân số và ngành sản xuất trên khắp cả nước thì dù nhìn trên toàn thế giới cũng thấy đó là điều không thể.
Hơn là việc tăng cường về mặt tài chính cho các tỉnh thành xã phường, tôi nghĩ nên xem xét việc sáp nhập các tỉnh.
Hy vọng các bạn nghĩ đây là câu nói đùa của một người sinh ra ở Tokyo và sẽ tha thứ cho.
Lý do khiến quá trình phục hồi sau một trận động đất lớn mất nhiều thời gian vẫn chưa mấy tiến triển một cách ngoài tưởng tượng là do các tình và các khu vực địa phương nhỏ đã trở thành biên giới quốc gia.
Nhật Bản giống như một EU thu nhỏ.
Koyama G mong muốn trở thành một hợp tác xã vượt qua ngoài biên giới quốc gia.
Kế hoạch sáp nhập 30 công ty, gồm công ty y tế và công ty phúc lợi xã hội đang được tiến hành.
Koyama được ra đời với tư cách là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương, có đặc trưng riêng.
Từ giờ trở đi sẽ trở thành doanh nghiệp quy mô vừa ở địa phương.
À không, phải gọi là khu vực thứ ba (hợp tác giữa công và tư) của hoạt động hành chính.
Bởi vì Koyama G hoạt động phi lợi nhuận.
Không phải vì không kiếm được lợi nhuận.
Mà bởi vì không phải chỉ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.
Nhưng tiền lương của mình là mình tự kiếm.
Nếu có dư, sẽ hỗ trợ các dự án phúc lợi văn hóa địa phương.
Tự mình kiếm tiền, và tự mình quyên góp.
Có nhiều học giả chủ trương về sự chuyển dịch từ công sang tư.
Koyama G phát triển, tiến hóa từ tư sang công.
Triết lý và đạo đức.

Ngày 196 sau trận động đất Noto
Đường huyết 146 Muốn sống trong những ngày nghỉ lễ liên tiếp với sữa, sữa đậu nành và súp rau.
Đại diện Koyama G Đại diện Thunderbird
Quản lý trạm chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân địa phương Koyama Yasunari