Lâu đài của Koyama
Nói về lý thuyết quản trị tổ chức.
Tôi hay nói chuyện lấy ví dụ sang sự vật khác để mọi người dễ hiểu.
Nếu ví như kết cấu kiến trúc thì là nền móng dưới mặt đất, cột và tường.
Tôi là kết cấu dưới mặt đất hay là mái nhà giống như là chiếc mũ nổi bật nhỉ?
Màu của mái nhà có lẽ là màu của cà vạt và khăn cài túi áo vest của tôi.
Những nhân viên quản lý cấp cao là muối của đất, là chiếc cột nâng đỡ ngôi nhà.
Nếu là tòa lâu đài thì tường thành là toàn bộ nhân viên.
Lâu đài của Nhật Bản được tạo thành từ những tảng đá có hình dạng khác nhau, kết hợp với nhau một cách khéo léo.
Bức tường chắn vững chắc nhất thế giới.
Chắc chắn có khả năng chống chịu động đất tốt hơn các tòa nhà làm bằng gạch phương Tây xếp chồng lên nhau.
Nhà gỗ của Nhật linh hoạt và thông thoáng.
Liệu nơi làm việc của Koyama có thông thoáng (cởi mở, dễ giao tiếp…) không nhỉ?
Có dễ xây thêm không nhỉ?
Nhà gỗ một tầng có vẻ vừa phải và tiện lợi, nhưng liệu có đủ sự bảo vệ từ bốn phía không?
Mối quan hệ với khu phố quanh lâu đài ở địa phương như thế nào?
Có lẽ Koyama giống ngôi chùa hay ngôi đền hơn là lâu đài.
Mỗi khi thảm họa xảy ra, liệu là lâu đài sẽ tốt hơn hay là con tàu vượt cơn sóng thần sẽ tốt hơn?
Tôi băn khoăn về thiết kế.
Người khởi nghiệp là nhà thiết kế kinh doanh.
Nhưng gần đây tôi bắt đầu để ý về việc bảo trì thiết bị và hiệu quả năng lượng.
Chi phí xăng dầu cho quản lý là chi phí nhân sự.
Năm nay, chi phí nhân sự tăng mạnh nên tôi lo lắng về việc quản lý kinh doanh.
Quả nhiên suy nghĩ của tôi lại quay trở lại với việc quản lý.
Người kinh doanh có gì đó tệ nhỉ.
Năm nay cũng vậy, tôi muốn đến Disneyland cùng các nhân viên của mình và tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ.
Để làm được điều đó thì không được thua lỗ.
Năm nay, chúng tôi đang tập trung vào chi phí hơn là hiệu suất hoạt động, doanh thu.
Giám đốc cơ sở cũng cần thiết việc quản lý chi tiêu trong cơ sở.
Cho đến nay, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đảm bảo việc chi tiêu.
Từ bây giờ sẽ không như vậy nữa.
Từ giờ trở đi, có thể sẽ không thể nuôi gia đình nếu không làm việc bán thời gian.
Trong thế giới y tế phúc lợi thì cần phải mở rộng khu vực làm việc, danh mục sản phẩm.
Tôi nghĩ việc gần gũi nhất là chăm sóc trẻ em, người khuyết tật.
Tôi đang nói rằng sẽ vươn ra, mở rộng đôi cánh của Koyama.
Kết hợp với doanh nghiệp quản lý sức khỏe.
Khách sạn bệnh viện, nơi có thể quản lý sức khỏe.
Công việc nào thì cột trụ cũng là y tế.
Đây không phải là lĩnh vực của bác sĩ chuyên khoa, mà là phạm vi quản lý sức khỏe.
Tạo nên cuộc sống khỏe mạnh cho tất cả mọi người.
Tất nhiên là tôi đang tự nhủ với mình, nên các bạn hãy yên tâm.
Ngày 178 sau trận động đất Noto
Đường huyết 142
Cuối cùng lịch những ngày sau động đất Noto đã vượt qua chỉ số đường huyết.
Không biết điều đó là tốt hay xấu nữa.
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird
Quản lý trạm chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân địa phương Koyama Yasunari