Chất lượng quá mức

Vụ thu hồi của doanh nghiệp sản xuất lớn là niềm tự hào của Nhật Bản do làm giả kết quả kiểm tra an toàn làm xôn xao báo chí
Xe ô tô, đồ điện tử.
Công ty lớn nổi tiếng của Nhật Bản.
Tuy nhiên, tôi chưa từng nghe nói về bất kỳ vụ hỏng hóc hay tai nạn ô tô nào của nhà sản xuất đó, cũng không nghe thấy đồ điện tử của họ bị hỏng.
Trước đây, một tòa nhà đã bị phá bỏ vì không có đủ số khung cốt thép.
Không phải là thiệt hại gây ra nhiều thương vong khi sàn trung tâm thương mại bị sập giống như ở nước láng giềng.
Điều này là do tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của Nhật Bản cao hơn nhiều so với mức cần thiết.
Đối với nhà sản xuất, họ không cần làm chất lượng tới mức đó, nên thành ra họ không tuân thủ theo.
Các quy định giao thông cũng thế.
Không có chiếc xe nào tuân theo giới hạn tốc độ 40 km/h hoặc 60 km/h phải không?
Mặc dù muốn tuân theo nhưng trên thực tế tất cả các ô tô đều chạy với tốc độ khoảng 80km/h.
Nếu tuân thủ giới hạn 40 km/h, bạn có thể sẽ bị thúc giục hay bị bấm còi.
Có quá nhiều khác biệt giữa điều nói hay và thực tế.
Chẳng phải điều này cũng tương tự với việc làm và kiểm tra các giấy tờ quản lý về giáo dục, y tế và chăm sóc điều dưỡng hay sao?
Tôi nghĩ quá chủ nghĩa hình thức, và đặt sự chú ý quá nhiều vào số lượng nhân viên được quy định và các ghi chép.
Điều này là do rất khó để đánh giá kết quả của dịch vụ, nhưng đây vốn là dịch vụ như vậy.
Vừa là cung cấp dịch vụ chăm sóc theo nhóm, vừa chăm sóc theo cá nhân riêng biệt, đảm bảo sự hài lòng với tất cả những người sử dụng dịch vụ.
Điều đó vốn không thể phải không?
Làm hài lòng những cá nhân với những giá trị quan đa dạng bằng ngân sách và bố trí nhân sự như hiện tại là điều không thể nào làm được.
Từ góc độ của nơi làm việc trực tiếp, tôi không nghĩ sẽ chính xác khi nói rằng quy mô càng nhỏ thì càng tốt và cung cấp dịch vụ trực tiếp cho từng cá nhân một thì càng tốt.
Trong thế giới của ngành y tế, chăm sóc điều dưỡng, việc quản lý dịch vụ với tư cách là cơ sở là rất khó.
Cả chuyển đổi số y tế và robot chăm sóc điều dưỡng đều cần thiết, nhưng những gì được yêu cầu trong ngành này và bản thân hệ thống về cơ bản đều dựa trên tư duy rằng hợp lý hóa là không tốt.
Nếu không thay đổi hệ thống pháp lý và tiêu chuẩn giá trị giống như tôn giáo này thì không thể cải cách.
Tôi nghĩ đã đến lúc phải xem xét lại một cách cơ bản về hệ thống chăm sóc y tế và điều dưỡng, bắt đầu bằng việc xem xét các mục tiêu và tiêu chuẩn.
Tôi không nghĩ những tâm tư, cảm xúc của những nhân viên trong nơi làm việc trực tiếp sẽ đến được với xã hội.
Có phải giọng tôi nhỏ quá không?

Ngày 125 sau trận động đất Noto
Đường trong máu 219
Một ngày chỉ nằm trên giường
“Ngày màu Xanh" Ngày Butsumetsu (ngày xấu)
Đại diện Koyama G
Đại diện Thunderbird Koyama Yasunari